QUY TẮC 4 ẤM - 1 LẠNH ĐỂ BẢO VỆ TRẺ NHỮNG NGÀY RÉT

QUY TẮC 4 ẤM - 1 LẠNH ĐỂ BẢO VỆ TRẺ NHỮNG NGÀY RÉT

 15:56 02/11/2021

Quy tắc 4 ấm – 1 lạnh bảo vệ trẻ những ngày rét.
☔️☔️☔️ Mấy ngày gần đây thời tiết đang duy trì nền nhiệt độ khá thấp. Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi chưa biết điều chỉnh thân nhiệt phù hợp với nhiệt độ môi trường. Vì vậy, bố mẹ cần biết cách giữ ấm cho bé để duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định mà vẫn thấy thoải mái, đặc biệt là vào ban đêm và đi ra ngoài. Vậy bố mẹ hãy cùng áp dụng “Nguyên tắc 4 ấm 1 lạnh” này nhé!
❤️❤️❤️ Nguyên tắc ” 4 ấm ” mẹ cần giữ cho trẻ giữ ấm bụng, ấm tay, ấm chân và ấm lưng cho trẻ. Mẹ cần phải giữ ấm 4 vị trí này cho trẻ và khi cho trẻ mặc quần áo xong mẹ nên kiểm tra xem các vị trí này đã đủ ấm hay chưa.
– Giữ bàn tay ấm : giữ ấm cho tay bé không đổ mồ hôi.
– Giữ cho lưng bé ấm : mẹ nên giữ cho bé vừa đủ ấm. Nếu lưng bé bị đổ mồ hôi, nếu mẹ không lau mồ hôi cho trẻ mồ hôi sẽ dễ thấm ngược vào cơ thể để trẻ không bị nhiễm lạnh
.– Giữ cho bụng bé ấm: điều này giúp bảo vệ dạ dày của trẻ. Nếu dạ dày và bé bị bụng lạnh sẽ làm ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa cũng như hấp thụ thức ăn của trẻ
.– Giữ cho bàn chân bé ấm : chân là nơi chứa rất nhiều mạch và huyệt. Đây cũng là nơi nhạy cảm nhất trên cơ thể của bé. Nếu chân của bé bị lạnh bé rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp như ho, cúm….
❤️❤️❤️ Nguyên tắc ” 1 lạnh ” đó là để hở phần đầu của trẻ. Trong mùa lạnh mẹ không nhất thiết phải trùm kín mít cho trẻ nhất là khi trẻ đang bị sốt. Mùa đông mẹ chỉ cần nên giữ cho đầu bé được thoáng mát và thoải mái. Khi bé ra đường, mẹ nên chú ý đội cho bé một chiếc mũ để tránh gió cho bé là được.
ST.

HƯỚNG DẪN CON TRẺ: KỸ NĂNG VÀ NHẬN THỨC NHỮNG RỦI RO LIÊN QUAN ĐẾN ĐIỆN

HƯỚNG DẪN CON TRẺ: KỸ NĂNG VÀ NHẬN THỨC NHỮNG RỦI RO LIÊN QUAN ĐẾN ĐIỆN

 15:59 14/09/2021

* Trẻ em cần phải được giáo dục về kĩ năng nhận thức được những rủi ro liên quan đến điện. - Các bậc cha mẹ ngay hôm nay hãy hành động để tránh những sự cố đáng tiếc xảy ra ảnh hưởng đến sức khoẻ và sự an toàn của trẻ :
➡️ Kiểm tra lại các thiết bị điện trong nhà, đảm bảo các dây điện không hở và tránh xa khí hoặc bất kì nguồn nhiệt nào khác.
➡️ Dạy trẻ nhận biết những vật dụng, chất liệu có thể dẫn điện gây giật điện nguy hiểm đến tính mạng : như các vật dụng bằng kim loại, nước…và các chất liệu có khả năng cách điện như : vải, nhựa, gỗ…để hỗ trợ xử lí sự cố về điện.
➡️ Không sử dụng thiết bị điện khi tay ướt: như dùng tay ấn nồi cơm điện, bật quạt,...
➡️ Không được chạm tay vào dây điện nứt, ổ điện hở,...
➡️ Không tự ý dùng bất cứ vật gì tác động vào ổ cắm, nguồn điện của các thiết bị điện.
➡️ Khi gặp sự cố về điện như chập điện, cháy, nổ.. Trẻ cần tránh xa thật nhanh và hô to, tìm ngay sự hỗ trợ từ người lớn.
➡️ Khi thấy người khác có khả năng bị điện giật không chạy ngay vào cứu bởi cơ thể mình cũng dẫn điện và sẽ bị điện giật cùng, trẻ phải tìm cách ngắt nguồn điện an toàn và gọi người lớn hỗ trợ.
➡️ Để đảm bảo an toàn, cần lắp đặt những thiết bị điện ở xa tầm với của trẻ, tránh sự tiếp xúc gần dễ xảy ra những sự cố. Cha mẹ cũng cần chủ động sử dụng những thiết bị điện thông minh, chuyên dụng có khả năng tự ngắt, hay dùng những thiết bị có nắp che phần ổ cắm cũng như để những món đồ nguy hiểm tránh xa tầm tay trẻ em. Ngoài ra, với các thiết bị điện trong nhà, cha mẹ nên sử dụng những biểu tượng cảnh báo để tạo thói quen cho trẻ nhỏ.✅
Những lưu ý khi sơ cứu trẻ bị điện giật:
- Tuyệt đối không để nạn nhân bị ngã và gây ra tổn thương nghiêm trọng hơn.
- Không được chạm vào nạn nhân khi chưa ngắt nguồn điện, không được dùng tay không để kéo nạn nhân ra khỏi nguồn điện vì có thể bạn sẽ bị điện giật.
- Phải giữ cho mình một tâm thái thật bình tĩnh, tránh hoảng loạn để đảm bảo sơ cứu an toàn cho nạn nhân.
Trên đây là những thông tin bổ ích cho những gia đình đang có trẻ nhỏ. Việc thường xuyên nhắc nhở, dạy trẻ những thông tin trên là cách tốt nhất để hạn chế những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.
Chúng ta hãy dành cho con trẻ môi trường học tập an toàn và trang bị cho con những kỹ năng cần thiết nhất trong cuộc sống

DINH DƯỠNG CHO BÉ

DINH DƯỠNG CHO BÉ

 10:20 13/09/2021

- Dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng giúp cơ thể chúng ta khoẻ mạnh. Vậy làm thế nào để đảm bảo cho trẻ có chế độ ăn đầy đủ, cân bằng hợp lý giữa các chất dinh dưỡng, nhằm tăng cường sức đề kháng cho trẻ trong mùa dịch? Mời các bậc phụ huynh cùng tham khảo qua bài viết “ Dinh dưỡng cho trẻ mầm non trong mùa dịch”

CHƠI MÀ HỌC, HỌC  MÀ CHƠI

CHƠI MÀ HỌC, HỌC MÀ CHƠI

 09:44 13/09/2021

- Với trẻ nhỏ, được chơi với đất, cát và nước là một hoạt động vô cùng thú vị. - Khi chơi, trẻ được trải nghiệm, khám phá, cảm giác của đôi bàn tay khi được lùa trong những hạt cát, được cảm nhận thấy dòng suối cát chảy qua những kẽ ngón tay... - Hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn 1 hoạt động không chỉ giúp trẻ chơi với cát đó là các hoạt động về màu sắc, chữ cái, số, hình dạng. - Từ những nguyên vật liệu dẵn có trong tự nhiên, các bạn có thể tạo những học liệu, giáo cụ học tập để trẻ có thể vui chơi và học tập mỗi ngày.Chúc các bạn thành công❤️

LÀM THẾ NÀO GIÚP TRẺ TỰ KIỂM SOÁT CẢM XÚC

LÀM THẾ NÀO GIÚP TRẺ TỰ KIỂM SOÁT CẢM XÚC

 14:41 10/09/2021

- Người lớn chúng ta đôi khi còn rất khó để kiểm soát cảm xúc thế nên việc trẻ con chưa biết cách điều chỉnh cảm xúc cá nhân cũng là lẽ thường tình. Bố mẹ có thể thấy được con mình lúc lăn đùng ra ăn vạ rồi khóc lóc rồi lúc lại toét miệng ra cười. Tất cả những điều này đều do con chưa biết cách tự điều chỉnh cảm xúc của mình.*. Tự điều chỉnh cảm xúc là gì?Đó là khả năng tự quản lý cảm xúc và hành vi sao cho phù hợp với yêu cầu của tình huống. Nó bao gồm khả năng đối phó với các cảm xúc tiêu cực, làm dịu bản thân khi buồn bã và điều chỉnh những cảm xúc tiêu cực ấy mà không cần bộc phát ra ngoài. Đây là một kỹ năng không chỉ người lớn chúng ta cần rèn luyện, mà ngay khi còn nhỏ trẻ em cũng cần học để trang bị cho bản thân trong suốt quá trình lớn lên và trưởng thành.Và bố mẹ có thể giúp trẻ tự kiểm soát cảm xúc của mình bằng cách sau đây:1. Đặt ra quy tắcViệc đặt ra các quy tắc trong gia đình, giải thích lý do vì sao phải đặt ra quy tắc và tạo chúng thành thói quen sẽ giúp con hiểu con sẽ phải làm gì và như thế nào là phù hợp. Ví dụ như: không được đánh nhau, không được nói tục, không được vứt đồ ăn…, và nếu ai không tuân thủ nguyên tắc sẽ bị phạt.2. Gọi tên được cảm xúc của mìnhNhiều khi một đứa trẻ không thể nói được cảm xúc của mình trong lúc buồn bã hoặc tức giận sẽ có phản ứng là la hét, ném đồ đạc, bạo lực. Chính vì vậy, bố mẹ cần dạy con nhận biết, nói được tên cảm xúc của mình và gợi ý hành vi sao cho phù hợp với tâm trạng đó. Bằng việc dạy con tên của các cảm xúc như vui, buồn, giận, sợ hãi và giải thích sự khác nhau giữa cảm xúc và hành vi sẽ giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của hành động của mình. Bố mẹ hãy động viên trẻ biết kiềm chế khi giận dữ và nên bộc lộ cảm xúc như thế nào cho phù hợp với hoàn cảnh. Tuy nhiên, bố mẹ nên tránh các cụm từ mang tính chỉ thị như: Không được buồn, không được sợ mà thay vào đó là sử dụng các câu như: Bố/mẹ đang thấy con có vẻ buồn. Con có thể kể cho bố/mẹ nghe đã có chuyện gì xảy ra không?3. Dạy trẻ kỹ năng giải quyết tình huống và kiềm chế tức giậnMỗi khi bạn tức giận hoặc trong một hoàn cảnh mất kiểm soát bạn sẽ làm gì để bình tĩnh lại? Nếu bạn đã đặt ra những gợi ý để tự kiềm chế cảm xúc của mình thì em bé của bạn cũng có thể học theo những cách làm ấy.Tuy nhiên, trong quá trình hướng dẫn và dạy trẻ cách giải quyết vấn đề bố mẹ cũng nên nhìn nhận rõ hoàn cảnh, đánh giá tiềm năng và khả năng của trẻ để có những giải pháp phù hợp. Ví dụ như: khi con gặp một bài toán khó và có xu hướng cáu gắt, bỏ cuộc thì bạn hãy khuyến khích trẻ bình tĩnh, giải lao 1 chút, ăn 1 ít đồ ăn vặt, uống 1 cốc nước, hít thở thật sâu và đưa ra nhiều giải pháp xem cái nào khả thi nhất.4. Dạy con những câu nói tích cựcDạy con một vài cụm từ tích cực đơn giản, dễ nhớ để con có thể tự nói với bản thân sẽ giúp con kiểm soát được bản thân trong các tình huống. Ví dụ như: “Con có thể bình tĩnh lại”, “Con sẽ làm tốt hơn”, “Mọi chuyện sẽ có cách giải quyết”...Bố mẹ có thể giúp con thực hành bằng cách đặt con vào 1 tình huống cụ thể để con tự nói ra cách giải quyết và thực hiện các câu nói ấy nhé.5. Thống nhất hình thức kỷ luậtDù tình huống diễn ra ở nhà hay bên ngoài thì hình thức kỷ luật cũng nên giống nhau và được thống nhất. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng hình thức kỷ luật Timeout có hiệu quả. Hãy giải thích cho con bạn những gì sẽ diễn ra trong quá trình kỷ luật và hết thời gian kỷ luật con sẽ trở lại cảm xúc như thế nào. Hãy giữ thói quen giống nhau càng nhiều càng tốt, nó sẽ giúp kiểm soát được những hành vi gây ra bất đồng.6. Khen thưởng con khi con biết kiểm soát cảm xúc của mìnhKhi trẻ biết kiểm soát được hành vi và cơn tức giận của mình, hãy đưa ra những phần thưởng khuyến khích hoặc những lời khen, động viên con. Khen ngợi con sẽ giúp bé có động lực để thay đổi hình ảnh bản thân thành người có khả năng xử lý cảm xúc.Ví dụ, mỗi lần biết kiềm chế cơn nóng giận trẻ sẽ được thưởng 1 món đồ nào đó, và nếu để dành lại sau 10 lần thì có thể đổi thành một thứ gì đó lớn hơn như xem phim, đồ chơi trẻ thích.7. Là 1 tấm gương tốtCó lẽ việc làm gương chính là cách hữu hiệu cho mọi phương pháp giáo dục. Hành vi của cha mẹ là biểu hiện trực tiếp nhất về sự tín nhiệm của họ. Bởi những gì khiến người khác thực sự tin tưởng đều được thể hiện thông qua hành vi.Ví dụ như: khi bố mẹ dạy con cách kiểm soát cảm xúc thì chính bố mẹ cũng cần thực hiện kỹ năng ấy trong quá trình dạy con. Khi bố mẹ vô cùng bực mình vì con mải xem tivi mà không chịu đi tắm/đi học, thay vì quát mắng, giật điều khiển để tắt tivi thì hãy nhẹ nhàng nhắc nhở con, và nếu con vẫn không hợp tác thì ra điều kiện cho con được xem bao nhiêu phút nữa, và hết thời gian sẽ phải tắt.=> Mặc dù cảm xúc là tự nhiên nhưng chúng ta có thể quản lý nó trước hết bằng cách thay đổi suy nghĩ, từ đó sẽ thay đổi và chuyển hóa cảm xúc. Tư duy tích cực sẽ tạo ra cảm xúc tích cực. Bản chất sự việc là bất biến, duy chỉ có một điều chúng ta có thể thay đổi được chính là thay đổi suy nghĩ, cách nhìn nhận của bản thân đối với sự việc đó theo chiều hướng tích cực hơn.Hy vọng bài viết sẽ hữu ích đối với các bố mẹ đang muốn rèn luyện cho con kỹ năng tự kiểm soát và điều chỉnh mình để giúp con xoa dịu và vượt qua những cảm xúc tiêu cực một cách dễ dàng hơn.-Nguồn Mầm Nhỏ-

 

Bữa
chính
Nhà trẻ + Mẫu giáo Cơm trắng 
Thịt bò hầm khoai
Canh rau ngót nấu thịt 
Dưa hấu
Bữa
 phụ
Nhà trẻ + mẫu giáo   Cháo vịt
 
Chiều  Nhà trẻ + Mẫu giáo Sữa bột Nuti
 
  • 23
    23
  • 22
    22
  • 21
    21
  • 20
    20
  • 19
    19

Ảnh mới

kids

ban

Điện thoại

  • Mầm Non Dương Nội
    024.33581510

Thăm dò dư luận

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

Thống kê

  • Đang truy cập13
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm10
  • Hôm nay1,284
  • Tháng hiện tại124,479
  • Tổng lượt truy cập30,747,889
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây