CÓ NÊN CHO TRẺ MẦM NON THAM GIA CÁC LỚP NĂNG KHIẾU

CÓ NÊN CHO TRẺ MẦM NON THAM GIA CÁC LỚP NĂNG KHIẾU

 16:46 24/10/2022

Theo nhà giáo người Italia – tiến sỹ Maria Montessori, 6 năm đầu đời là giai đoạn “vàng” trong tiến trình phát triển của trẻ. Gia đình có thể cùng bé tham gia các lớp học ngoại khóa hay lớp năng khiếu để con phát triển một cách toàn diện.
Theo nghiên cứu về sự phát triển trí não của trẻ, các hoạt động ngoại khoá, hoạt động năng khiếu có tác động trực tiếp đến bán cầu não phải, giúp trẻ phát triển các kỹ năng quan trọng như giao tiếp, khả năng giải quyết vấn đề, tính sáng tạo, kỹ năng xã hội

CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN NUÔI DƯỠNG

CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN NUÔI DƯỠNG

 11:53 05/10/2022

Hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại trường mầm non luôn nhận được sự quan tâm của gia đình và xã hội. Chăm sóc, nuôi dưỡng nhằm bảo vệ, tăng cường sức khỏe cho trẻ giúp trẻ phát triển hài hòa, cân đối về thể chất; khỏe mạnh và thông minh.

SÁNG MÃI ĐẠO LÝ “UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN”, “ĐỀN ƠN ĐÁP NGHĨA”

SÁNG MÃI ĐẠO LÝ “UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN”, “ĐỀN ƠN ĐÁP NGHĨA”

 11:45 26/07/2022

Giữa những ngày Tháng bảy nhắc nhở những người con đất Việt ở khắp mọi miền đất nước đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”. Đây là trách nhiệm, tình cảm và nét đẹp nhân văn của dân tộc Việt Nam.
Kỷ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ hằng năm là dịp tri ân những anh hùng, liệt sĩ, người có công trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã anh dũng hy sinh hoặc để lại một phần thân thể ở chiến trường.
- Kỷ niệm -- năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ cũng là dịp để tập thể CBGVNV trường mầm non Dương Nội thể hiện sự biết ơn đối với những hy sinh , mất mát của những thương binh, gia đình liệt sĩ, mẹ Việt Nam anh hùng. Ngày 20/07/2022 Công đoàn nhà trường đã tổ chức thăm quà cho các gia đình CBGVNV có bố, mẹ là thương binh, liệt sĩ và mẹ Việt Nam anh hùng, mua vé ủng hộ Hội chất độc màu da cam trên địa bàn Quận. Đó chính là đạo hiếu” Uống nước- nhớ nguồn”; “Ăn quả- nhớ người trồng cây” của dân tộc ta từ ngàn đời nay, cũng như thực hiện lời Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã từng căn dặn.

LỄ KỶ NIỆM 93 NĂM NGÀY THÀNH LẬP CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM (28/7/1929 - 28/7/2022)

LỄ KỶ NIỆM 93 NĂM NGÀY THÀNH LẬP CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM (28/7/1929 - 28/7/2022)

 11:40 26/07/2022

CHIỀU NGÀY 22/7/2022 - LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG QUẬN HÀ ĐÔNG TỔ CHỨC LỄ KỶ NIỆM 93 NĂM NGÀY THÀNH LẬP CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM (28/7/1929 - 28/7/2022), SƠ KẾT CÔNG TÁC CÔNG ĐOÀN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2022; TẶNG KỶ NIỆM CHƯƠNG “VÌ SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN”; TẶNG DANH HIỆU “GIỎI VIỆC NƯỚC, ĐẢM VIỆC NHÀ” QUẬN HÀ ĐÔNG NĂM 2021; “GIA ĐÌNH CNVCLĐ TIÊU BIỂU” QUẬN HÀ ĐÔNG NĂM 2022
- Tại hội nghị,Tổng LĐLĐ Việt Nam đã trao kỷ niệm chương Vì sự nghiệp xây dựng tổ chức Công đoàn cho 9 đ/c; LĐLĐ Quận đã biểu dương khen thưởng 68 cá nhân tiêu biểu “ Giỏi việc nước, đảm việc nhà” cấp cơ sở năm 2021 và 63 gia đình CNVCLĐ tiêu biểu năm 2022./.
- Hơn 20 năm là cán bộ Công đoàn đồng chí luôn hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao, tích cực tham gia các hoạt động công đoàn. Ngoài thực hiện tốt công tác chuyên môn của nhà trường đồng chí đã có những sắp xếp khoa học trong việc chăm sóc gia đình, nuôi dạy con cái và tham gia các hoạt động từ thiện cùng tổ chức đoàn thể nơi cư trú.
- Vinh dự của đồng chí cũng là vinh dự của Công đoàn nhà trường góp phần lan tỏa các giá trị tốt đẹp của gia đình Việt Nam cũng Công đoàn cơ sở trường MN Dương Nội vinh dự có đồng chí Nguyễn Thị Ngát chủ tịch Công đoàn - Phó hiệu trưởng nhà trường được LĐLĐ Quận tặng giấy khen “Đạt danh hiệu GĐ Công nhân viên chức LĐ tiêu biểu quận Hà Đông năm 2022”, đồng thời nhận kỷ niệm chương “ vì sự nghiệp Công đoàn” do Tổng LĐLĐ Thành phố trao tặng.
- Như ghi nhận sự đóng góp tích cực của đồng chí trong các hoạt động tổ chức Công đoàn nhà trường trong suốt thời gian qua

CHƠI CÙNG BÉ

CHƠI CÙNG BÉ

 14:31 13/07/2022

Chơi cùng với con là một trong những khoảnh khắc được xem là hạnh phúc và giúp cho trẻ phát triển về cả tình thương lẫn thể chất và trí tuệ.
- Trẻ cần có những giây phút bên cạnh gia đình để hình thành suy nghĩ và tư tưởng về một tình yêu thương hoàn hảo của ba mẹ.
Sau đây là những trò chơi gợi ý mà ba mẹ có thể tham gia cùng con tại nhà .

CHĂM SÓC TRẺ NGÀY NẮNG NÓNG

CHĂM SÓC TRẺ NGÀY NẮNG NÓNG

 09:31 07/07/2022

Trong mùa nắng nóng nhiệt độ môi trường tăng cao ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của trẻ, đặc biệt khiến cơ thế trẻ mất nước. Kết hợp với sức đề kháng chưa hoàn thiện nên rất dễ mắc các bệnh lý khác nhau.
1. Thời tiết nắng nóng ảnh hưởng như thế nào đến trẻ?
Khi nhiệt độ môi trường tăng cao, cơ thể trẻ sẽ làm mát bằng cách tăng tiết nhiều mồ hôi để giải nhiệt, do đó cơ thể trẻ dễ bị mất nước kèm theo rối loạn các chất điện giải.
Ngoài ra, hệ thống miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện, sức đề kháng yếu kém kèm với thời tiết nắng nóng rất dễ làm trẻ bị mắc bệnh và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của trẻ nhỏ.
2. Các bệnh lý hay gặp mùa nắng nóng
2.1 Tiêu chảy cấp
Tiêu chảy sẽ càng làm trẻ mất nước, điện giải nhiều hơn bên cạnh tăng tiết mồ hôi do nắng nóng, điều đó ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ.
2.2 Nhiễm siêu vi
Các bệnh do siêu vi gây ra như tay chân miệng, sởi, cúm, thủy đậu... thường xuất hiện vào mùa nắng nóng. Khi đó, trẻ sẽ xuất hiện các dấu hiệu như sốt, phát ban, nhức đầu, nhức mắt, biếng ăn, mệt mỏi hay lừ đừ... Nếu bố mẹ không biết cách chăm sóc trẻ ngày nắng nóng cũng như trẻ không được điều trị thích hợp có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm khác nhau.
3. Cách chăm sóc trẻ ngày nắng nóng
3.1 Cho trẻ nằm điều hòa hợp lý
Đa số các gia đình có trẻ nhỏ sẽ đối phó với thời tiết nắng nóng bằng cách cố gắng tạo mọi điều kiện cho trẻ nằm điều hòa càng nhiều càng tốt, đôi khi là cho trẻ sinh hoạt, vui chơi hoàn toàn trong phòng máy lạnh.
Tuy nhiên, cách chăm sóc trẻ ngày nắng nóng này đôi khi sẽ phản tác dụng nếu bố mẹ bé không chú ý những nguyên tắc cơ bản hoặc lạm dụng máy điều hòa quá mức và càng gây ảnh hưởng nhiều hơn đến sức khỏe của bé.
Đầu tiên, không nên cho trẻ nằm điều hòa trong thời gian kéo dài quá lâu (thường là trên 4 tiếng), chỉ nên cho bé nằm điều hòa 2-3 tiếng mỗi lần. Vì khi trẻ ở trong nhiệt độ quá lạnh trong thời gian dài sẽ làm cho đường hô hấp của trẻ sẽ bị khô, từ đó làm cho sức đề kháng đường hô hấp suy giảm.
Kết hợp với mùa nắng nóng là thời điểm bùng phát các loại siêu vi sẽ làm trẻ dễ bị bệnh viêm đường hô hấp cấp tính như: Viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản... và sức khỏe của trẻ sẽ càng xấu hơn nữa.
Ngoài ra, nếu bố mẹ áp dụng cách chăm sóc trẻ ngày nắng nóng bằng cách cho trẻ nằm điều hòa thì nhiệt độ của máy lạnh nên để từ 26-28 độ C. Sức chịu đựng của trẻ rất kém vì vậy nên bật điều hòa trước 3 phút khi sử dung điều hòa, trước khi cho con vào phòng sử dụng điều hòa mẹ cần bật điều hòa để cao hơn nhiệt độ bình thường để quen dần sau đó mới hạ xuống nhiệt độ 26-28 độ C, hoặc sau khi cho trẻ ra ngoài thì cần tắt điều hòa và mở cửa cho con quen dần với nhiêt độ môi bên ngoài khoảng 3 phút sau đó mới cho trẻ ra ngoài . Bên cạnh đó, nên bổ sung nước cho trẻ đầy đủ để tránh bị khô họng, mất nước.
3.2 Vệ sinh cá nhân sạch sẽ
Nên tập cho trẻ những thói quen vệ sinh tốt như rửa tay sạch sẽ, đúng cách trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và sau khi chơi đùa. Điều này sẽ góp phần loại bỏ hiệu quả những tác nhân gây bệnh nguy hiểm ẩn chứa trong chính đôi bàn tay của trẻ.
Tắm cũng là một cách hạ nhiệt cơ thể. Tuy nhiên, bố mẹ nên lưu ý không cho bé tắm nhiều, ngâm mình lâu trong bể bơi, bồn tắm.
3.3 Bổ sung nước đầy đủ
Một cách chăm sóc trẻ ngày nắng nóng cơ bản nhất chính là bổ sung lượng nước mà trẻ bị mất qua mồ hôi.
Để bổ sung lượng nước cần thiết, ngoài nước lọc thông thường thì nên cho trẻ sử dụng các loại nước uống giàu khoáng chất và vitamin như: Nước ép trái cây, nước cam tươi, nước dừa tươi, nước rau má, nước mía... vừa giúp bù nước vừa giúp bổ sung các chất điện giải bị mất khi cơ thể giải nhiệt.
Ngoài ra, biện pháp chăm sóc trẻ sơ sinh ngày nắng nóng hiệu quả nhất đó là tăng cường bú mẹ, giúp tránh mất nước và giúp chủ động nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời, chứa các dưỡng chất quan trọng và lượng kháng thể dồi dào, giúp trẻ luôn khỏe mạnh.
3.4 Không để trẻ chơi đùa ngoài trời nắng quá lâu
Bố mẹ không nên để trẻ chơi đùa, hoạt động bên ngoài trời nắng nóng quá lâu, nhất là thời điểm nắng gay gắt nhất (từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều). Nếu có việc cần đi ra ngoài thì nên cho trẻ đội mũ, nón rộng vành, che kín toàn thân để hạn chế ánh nắng trực tiếp gây hại cho trẻ.
3.5 Một số cách chăm sóc trẻ ngày nắng nóng khác
• Tập thói quen mang khẩu trang cho trẻ mỗi khi ra đường.
• Bố mẹ nên cho trẻ mặc những bộ quần áo thoáng mát, chất liệu vải mềm và thấm hút tốt. Việc lựa chọn quần áo mặc cũng có ý nghĩa quan trọng giúp cơ thể được thoải mái, dễ chịu.
• Cha mẹ nên lau mồ hôi thường xuyên cho con
• Nếu quần áo con đang mặc bị ướt mồ hôi thì cần thay quần áo khô.
Thời tiết nắng nóng rất có thể làm cơ thể của trẻ bị mất nước. Vì thế, ngoài việc cung cấp đầy đủ chế độ dinh dưỡng thì các bậc cha mẹ cũng cần chú ý chăm sóc con khi nằm điều hòa, vệ sinh thân thể,... Nếu thấy trẻ có dấu hiệu bất thường cần đưa ngay đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị.
Để phòng tránh các bệnh lý mà trẻ nhỏ dễ mắc phải trong mùa nắng nóng, cha mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Đồng thời bổ sung thêm thực phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B,... giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường đề kháng để trẻ ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

ÂM NHẠC: AI CŨNG YÊU CHÚ MÈO

 09:26 23/03/2022

Các bé ơi, trong gia đình nhà chúng mình có nuôi tất nhiều các con vật đáng yêu phải không nào? Nhà các bé có những con vật gì? Các bé cùng kể cho cô giáo và các bạn cùng nghe nhé!
Hôm nay cô Xuân sẽ dạy chúng mình một bài hát nói về 1 con vật đáng yêu trong gia đình đấy, đó là con gì nhỉ? Các bé cùng lắng nghe và học thuộc bài hát này nhé!

TẠO HÌNH: BÀN TAY GIA ĐÌNH

 15:52 16/03/2022

Gia đình tôi có bao nhiêu người thân, sống chan hoà trong mái nhà êm ấm, vui quây quần bên mẹ, bên cha. Mái ấm gia đình chan chứa tình yêu thương”
❤️❤️❤️ Các bé ơi, gia đình của bé có bao nhiêu người? đó là ai? Các bé cùng giới thiệu các thành viên trong gia đình mình cho mọi người cùng biết nhé!
Với những nguyên vật liệu đơn giản: Găng tay, ống hút, dây chun, cốc giấy và hình ảnh các thành viên trong gia đình, cô Việt Hoà sẽ hướng dẫn các bé làm cách để chúng mình giới thiệu các thành viên trong gia đình thông qua hoạt động STEM làm “ Bàn tay gia đình nhé”!

NÉT THẲNG, NÉT NGANG. Lứa tuổi 3 - 4 tuổi

 16:42 29/11/2021

Các bé ơi, hôm nay chúng mình cùng đến với bài học: Làm quen với nét thẳng và nét ngang qua phần hướng dẫn của cô giáo Nguyễn Thị Thắm nhé.
- Qua phần hướng dẫn của cô Thắm các bé có thể tập vẽ nét thẳng, nét ngang trên gạo, trên cát, và các bé cùng tìm những đồ vật, nguyên vật liệu để tạo nét thẳng, nét ngang như cành cây, que củi, lá cây, quả đậu, cây bút, sỏi, đá...những đồ vật, nguyên vật liệu đó thật dễ kiếm tìm xung quanh gia đình nhà chúng mình phải không nào?
- Cô tin rằng các con sẽ là những em bé thông minh và sáng tạo. Chúc các con có những phút giây vui vẻ sau bài học này!

Thu yêu thương

 15:29 23/09/2021

Mùa Trung thu đặc biệt!
- Mùa trăng rằm tháng tám năm nay các con vẫn chưa được đến trường nhưng cô và trò trường MN Dương Nội vẫn có một đêm hội trăng rằm trực tuyến vô cùng ấn tượng.
- Với tất cả tình yêu thương, quan tâm đến cảm xúc của các con học sinh, các cô giáo đã thiết kế buổi giao lưu vô cùng ý nghĩa để các con vẫn cảm nhận được bầu không khí tết trung thu qua những hình ảnh, những trò chơi vô cùng lý thú gắn chủ đề “Thu yêu thương”. Các con vô cùng háo hứng khi được gặp lại màn múa lân qua màn ảnh nhỏ và dường như giữa cô trò, bạn bè không còn khoảng cách xa về địa lý mà tất cả dường như sát lại gần nhau để cùng nhau khoe đèn sao, đèn lồng và cùng vui phá cỗ
- Chúc tất cả các con học sinh thân yêu của trường mầm non Dương Nội có một đêm hội trăng rằm ngập tràn tình yêu thương của bố mẹ và người thân trong gia đình. Sẽ rất nhanh thôi, cô trò chúng mình được đến trường và cùng kể lại những khoảnh khắc mùa trăng năm nay các bé nhé

LÀM THẾ NÀO GIÚP TRẺ TỰ KIỂM SOÁT CẢM XÚC

LÀM THẾ NÀO GIÚP TRẺ TỰ KIỂM SOÁT CẢM XÚC

 14:41 10/09/2021

- Người lớn chúng ta đôi khi còn rất khó để kiểm soát cảm xúc thế nên việc trẻ con chưa biết cách điều chỉnh cảm xúc cá nhân cũng là lẽ thường tình. Bố mẹ có thể thấy được con mình lúc lăn đùng ra ăn vạ rồi khóc lóc rồi lúc lại toét miệng ra cười. Tất cả những điều này đều do con chưa biết cách tự điều chỉnh cảm xúc của mình.*. Tự điều chỉnh cảm xúc là gì?Đó là khả năng tự quản lý cảm xúc và hành vi sao cho phù hợp với yêu cầu của tình huống. Nó bao gồm khả năng đối phó với các cảm xúc tiêu cực, làm dịu bản thân khi buồn bã và điều chỉnh những cảm xúc tiêu cực ấy mà không cần bộc phát ra ngoài. Đây là một kỹ năng không chỉ người lớn chúng ta cần rèn luyện, mà ngay khi còn nhỏ trẻ em cũng cần học để trang bị cho bản thân trong suốt quá trình lớn lên và trưởng thành.Và bố mẹ có thể giúp trẻ tự kiểm soát cảm xúc của mình bằng cách sau đây:1. Đặt ra quy tắcViệc đặt ra các quy tắc trong gia đình, giải thích lý do vì sao phải đặt ra quy tắc và tạo chúng thành thói quen sẽ giúp con hiểu con sẽ phải làm gì và như thế nào là phù hợp. Ví dụ như: không được đánh nhau, không được nói tục, không được vứt đồ ăn…, và nếu ai không tuân thủ nguyên tắc sẽ bị phạt.2. Gọi tên được cảm xúc của mìnhNhiều khi một đứa trẻ không thể nói được cảm xúc của mình trong lúc buồn bã hoặc tức giận sẽ có phản ứng là la hét, ném đồ đạc, bạo lực. Chính vì vậy, bố mẹ cần dạy con nhận biết, nói được tên cảm xúc của mình và gợi ý hành vi sao cho phù hợp với tâm trạng đó. Bằng việc dạy con tên của các cảm xúc như vui, buồn, giận, sợ hãi và giải thích sự khác nhau giữa cảm xúc và hành vi sẽ giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của hành động của mình. Bố mẹ hãy động viên trẻ biết kiềm chế khi giận dữ và nên bộc lộ cảm xúc như thế nào cho phù hợp với hoàn cảnh. Tuy nhiên, bố mẹ nên tránh các cụm từ mang tính chỉ thị như: Không được buồn, không được sợ mà thay vào đó là sử dụng các câu như: Bố/mẹ đang thấy con có vẻ buồn. Con có thể kể cho bố/mẹ nghe đã có chuyện gì xảy ra không?3. Dạy trẻ kỹ năng giải quyết tình huống và kiềm chế tức giậnMỗi khi bạn tức giận hoặc trong một hoàn cảnh mất kiểm soát bạn sẽ làm gì để bình tĩnh lại? Nếu bạn đã đặt ra những gợi ý để tự kiềm chế cảm xúc của mình thì em bé của bạn cũng có thể học theo những cách làm ấy.Tuy nhiên, trong quá trình hướng dẫn và dạy trẻ cách giải quyết vấn đề bố mẹ cũng nên nhìn nhận rõ hoàn cảnh, đánh giá tiềm năng và khả năng của trẻ để có những giải pháp phù hợp. Ví dụ như: khi con gặp một bài toán khó và có xu hướng cáu gắt, bỏ cuộc thì bạn hãy khuyến khích trẻ bình tĩnh, giải lao 1 chút, ăn 1 ít đồ ăn vặt, uống 1 cốc nước, hít thở thật sâu và đưa ra nhiều giải pháp xem cái nào khả thi nhất.4. Dạy con những câu nói tích cựcDạy con một vài cụm từ tích cực đơn giản, dễ nhớ để con có thể tự nói với bản thân sẽ giúp con kiểm soát được bản thân trong các tình huống. Ví dụ như: “Con có thể bình tĩnh lại”, “Con sẽ làm tốt hơn”, “Mọi chuyện sẽ có cách giải quyết”...Bố mẹ có thể giúp con thực hành bằng cách đặt con vào 1 tình huống cụ thể để con tự nói ra cách giải quyết và thực hiện các câu nói ấy nhé.5. Thống nhất hình thức kỷ luậtDù tình huống diễn ra ở nhà hay bên ngoài thì hình thức kỷ luật cũng nên giống nhau và được thống nhất. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng hình thức kỷ luật Timeout có hiệu quả. Hãy giải thích cho con bạn những gì sẽ diễn ra trong quá trình kỷ luật và hết thời gian kỷ luật con sẽ trở lại cảm xúc như thế nào. Hãy giữ thói quen giống nhau càng nhiều càng tốt, nó sẽ giúp kiểm soát được những hành vi gây ra bất đồng.6. Khen thưởng con khi con biết kiểm soát cảm xúc của mìnhKhi trẻ biết kiểm soát được hành vi và cơn tức giận của mình, hãy đưa ra những phần thưởng khuyến khích hoặc những lời khen, động viên con. Khen ngợi con sẽ giúp bé có động lực để thay đổi hình ảnh bản thân thành người có khả năng xử lý cảm xúc.Ví dụ, mỗi lần biết kiềm chế cơn nóng giận trẻ sẽ được thưởng 1 món đồ nào đó, và nếu để dành lại sau 10 lần thì có thể đổi thành một thứ gì đó lớn hơn như xem phim, đồ chơi trẻ thích.7. Là 1 tấm gương tốtCó lẽ việc làm gương chính là cách hữu hiệu cho mọi phương pháp giáo dục. Hành vi của cha mẹ là biểu hiện trực tiếp nhất về sự tín nhiệm của họ. Bởi những gì khiến người khác thực sự tin tưởng đều được thể hiện thông qua hành vi.Ví dụ như: khi bố mẹ dạy con cách kiểm soát cảm xúc thì chính bố mẹ cũng cần thực hiện kỹ năng ấy trong quá trình dạy con. Khi bố mẹ vô cùng bực mình vì con mải xem tivi mà không chịu đi tắm/đi học, thay vì quát mắng, giật điều khiển để tắt tivi thì hãy nhẹ nhàng nhắc nhở con, và nếu con vẫn không hợp tác thì ra điều kiện cho con được xem bao nhiêu phút nữa, và hết thời gian sẽ phải tắt.=> Mặc dù cảm xúc là tự nhiên nhưng chúng ta có thể quản lý nó trước hết bằng cách thay đổi suy nghĩ, từ đó sẽ thay đổi và chuyển hóa cảm xúc. Tư duy tích cực sẽ tạo ra cảm xúc tích cực. Bản chất sự việc là bất biến, duy chỉ có một điều chúng ta có thể thay đổi được chính là thay đổi suy nghĩ, cách nhìn nhận của bản thân đối với sự việc đó theo chiều hướng tích cực hơn.Hy vọng bài viết sẽ hữu ích đối với các bố mẹ đang muốn rèn luyện cho con kỹ năng tự kiểm soát và điều chỉnh mình để giúp con xoa dịu và vượt qua những cảm xúc tiêu cực một cách dễ dàng hơn.-Nguồn Mầm Nhỏ-

8 kỹ năng cơ bản giúp bé tự bảo vệ bản thân

 15:00 30/11/2020

Khi mới sinh ra, đứa trẻ nào cũng nhận được sự bao bọc kĩ càng của bố mẹ và những người thân yêu nhất. Gia đình là môi trường an toàn cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, cùng với thời gian, trẻ lớn lên cũng đồng nghĩa với việc sẽ tiếp xúc với nhiều môi trường khác nhau, ngoài môi trường gia đình. Trong khi đó, bố mẹ không thể lúc nào cũng ở bên trẻ 24/24 vì vậy cần dạy trẻ biết cách bảo vệ bản thân để trẻ nhận thức về những mối nguy hiểm hay các đối tượng nguy hiểm.

 

Bữa
chính
Nhà trẻ + Mẫu giáo Cơm trắng 
Thịt chả thập cẩm 
Bí đỏ xào 
Canh rau thập cẩm nấu thịt 
Sữa chua 
Bữa
 phụ
Nhà trẻ Cơm, Trứng đúc thịt, Canh bí nấu thịt, Dưa hấu 
Mẫu giáo Mỳ chũ thịt gà 
Chiều  Nhà trẻ + Mẫu giáo Sữa bột Nuti
 

 

  • 23
    23
  • 22
    22
  • 21
    21
  • 20
    20
  • 19
    19

Ảnh mới

kids

ban

Điện thoại

  • Mầm Non Dương Nội
    024.33581510

Thăm dò dư luận

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

Thống kê

  • Đang truy cập13
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm11
  • Hôm nay1,164
  • Tháng hiện tại120,498
  • Tổng lượt truy cập30,743,908
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây