HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH CỦA CÁC BÉ LỚP D3

HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH CỦA CÁC BÉ LỚP D3

 10:52 19/10/2023

- Hoạt động tạo hình có một ý nghĩa rất lớn với sự phát triển toàn diện của trẻ. Qua hoạt động tạo hình, các cô giáo giúp trẻ phát triển khả năng tri giác đồ vật về: hình dáng, cấu trúc, màu sắc, hình thành ở trẻ các thao tác tư duy, phát triển khả năng sáng tạo của trẻ.
- Đồng thời, hoạt động tạo hình còn giúp bé phát triển các khớp ngón tay, cổ tay, giúp bé linh hoạt, khéo léo và hình thành các đức tính tốt như: Yêu thích cái đẹp, mong muốn tạo ra cái đẹp.
- Với mỗi giờ tạo hình của các bé nhà trẻ, cô giáo luôn chú ý hướng dẫn để các con hình thành kỹ năng tốt nhất, góp phần phát triển toàn diện cho trẻ.

GiỜ HỌC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC CỦA CÁC BÉ 3 TUỔI

GiỜ HỌC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC CỦA CÁC BÉ 3 TUỔI

 14:45 22/09/2023

Giáo dục phát triển nhận thức là tăng khả năng nhận biết, hướng suy nghĩ của trẻ tập trung vào các hoạt động : làm quen với toán, khám phá khoa học và khám phá xã hội.
Thông qua các hoạt động giúp trẻ nâng cao khả năng tư duy, góp phần vào sự phát triển toàn diện của trẻ sau này.
Với những giờ học làm quen với toán, khám phá trẻ được nhận biết, khám phá về đối tượng, đồng thời cô giáo còn củng cố kiến thức cho trẻ qua những trò chơi, ôn luyện kỹ năng vận động, kỹ năng tạo hình từ các trò chơi.

SỰ KỲ DIỆU CỦA MÀU SẮC

SỰ KỲ DIỆU CỦA MÀU SẮC

 15:15 22/04/2023

Hoạt động khám phá khoa học giúp trẻ phát triển những kỹ năng nhận thức, kỹ năng xã hội, khả năng tìm tòi, quan sát, phân nhóm, phân loại, phán đoán, giải quyết vấn đề và đưa ra kết luận về các sự vật hiện tượng đã quan sát, tiếp xúc. Qua đó, hiểu biết của trẻ về đối tượng được củng cố và chính xác hơn, ngôn ngữ được phát triển. Trên cơ sở đó hình thành cho trẻ thái độ sống tích cực trong môi trường, trong đó mục tiêu phát triển kỹ năng là mục tiêu cơ bản!

KPKH: QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA GÀ

KPKH: QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA GÀ

 15:15 22/02/2023

Khám phá khoa học là một trong những hoạt động quan trọng đối với trẻ. Qua môn học giúp trẻ phát triển những kỹ năng nhận thức, kỹ năng xã hội, khả năng tìm tòi, quan sát, phân nhóm, phân loại , phán đoán và giải quyết vấn đề, chuyền tải ý kiến của mình và đưa ra kết luận về các sự vật hiện tượng đã quan sát...
Sau đây là 1 số hình ảnh môn học KPKH của các bé lớp A3 Trường mầm non Dương Nội

HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH LỚP MẪU GIÁO BÉ

HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH LỚP MẪU GIÁO BÉ

 14:07 07/11/2022

Hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non chính là một phương tiện phát triển thẩm mỹ, giúp trẻ hình thành những cơ sở ban đầu về hoạt động học tập, đồng thời phát triển các chức năng tâm lý và khả năng tri giác các sự vật hiện tượng xung quanh.
- Từ đó giúp trẻ phát triển tư duy, trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo và niềm yêu thích được tạo ra cái đẹp.

HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI CỦA CÁC BÉ LỚP A3 TRƯỜNG MẦM NON DƯƠNG NỘI

HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI CỦA CÁC BÉ LỚP A3 TRƯỜNG MẦM NON DƯƠNG NỘI

 16:53 26/10/2022

Sự kỳ diệu của việc chơi với những nguyên vật liệu rời, sẵn có xung quanh trẻ đã mang lại khả năng sáng tạo về ý tưởng cho trẻ.
- Chỉ cần có bìa, bút, những cỏ cây, hoa lá...nhưng với trẻ là cả một kho báu để trẻ tạo ra một thế giới diệu kỳ.
- Giống như tất cả các trò chơi của trẻ , hoạt động này mang lại cho trẻ rất nhiều kỹ năng thể chất như cân bằng, nhận thức không gian, và ngôn ngữ, nó cũng hoạt động về tinh thần, nhận thức và các kỹ năng xã hội như đánh giá rủi ro, mô hình, lời nói và không bằng lời nói ... Trải nghiệm này cũng hỗ trợ sự thôi thúc tự nhiên của trẻ trong việc vận chuyển và định vị các vật thể...

CÓ NÊN CHO TRẺ MẦM NON THAM GIA CÁC LỚP NĂNG KHIẾU

CÓ NÊN CHO TRẺ MẦM NON THAM GIA CÁC LỚP NĂNG KHIẾU

 16:46 24/10/2022

Theo nhà giáo người Italia – tiến sỹ Maria Montessori, 6 năm đầu đời là giai đoạn “vàng” trong tiến trình phát triển của trẻ. Gia đình có thể cùng bé tham gia các lớp học ngoại khóa hay lớp năng khiếu để con phát triển một cách toàn diện.
Theo nghiên cứu về sự phát triển trí não của trẻ, các hoạt động ngoại khoá, hoạt động năng khiếu có tác động trực tiếp đến bán cầu não phải, giúp trẻ phát triển các kỹ năng quan trọng như giao tiếp, khả năng giải quyết vấn đề, tính sáng tạo, kỹ năng xã hội

LỚP TIẾNG ANH CHẤT LƯỢNG CAO

LỚP TIẾNG ANH CHẤT LƯỢNG CAO

 16:11 23/09/2022

Thực hiện Thông tư số 50/2020/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành chương trình làm quen tiếng Anh dành cho trẻ mẫu giáo.
Thực hiện Đề án 03 của Quận ủy Hà Đông về phát triển Giáo dục Đào tạo trên địa bàn quận Hà Đông giai đoạn 2021-2025.
Căn cứ vào năng lực, học tập của trẻ và nhu cầu của cha mẹ học sinh
Trường mầm non Dương Nội triển khai chương trình tiếng Anh chất lượng cao với mục đích cho trẻ bắt đầu làm quen với ngoại ngữ từ lứa tuổi mẫu giáo sẽ giúp con phát triển khả năng ngôn ngữ và đảm bảo cho tương lai của con. Trẻ được học ngoại ngữ từ nhỏ sẽ mang lại nhiều lợi ích về phát triển trí tuệ cũng như đạt hiệu quả cao trong phát âm, tiếp thu từ vựng
Sau đây là một số hình ảnh lớp tiếng Anh chất lượng cao của các bé trường mầm non Dương Nội

DẠY TRẺ VỀ ĐỒNG CẢM

DẠY TRẺ VỀ ĐỒNG CẢM

 11:01 29/08/2022

Đồng cảm là khả năng nhận và hiểu rõ tình cảm, cảm giác và động cơ của người khác. Khả năng này ở mỗi đứa trẻ là khác nhau khi chúng lớn lên. Trên thực tế, bé gái có thể đọc cảm xúc tốt hơn bé trai. Tuy nhiên, cả bé gái và bé trai đều có thể hiểu được cảm xúc của người khác và lúc 2 tuổi và lý do cho những cảm xúc đó lúc 4 tuổi. Khả năng đồng cảm sẽ phát triển và nở rộ bên trong tâm hồn của bé nếu được người lớn nuôi dưỡng.
- Trong quá trình xây dựng và duy trì khả năng đồng cảm của bé, thầy cô và cha mẹ nên tôn trọng cá tính và làm mẫu cho trẻ cách thể hiện sự đồng cảm, thấu hiểu và quan tâm. Chúng ta có thể bắt đầu phản hồi với hành vi không thích hợp của trẻ khi nói: “Cha/mẹ/cô rất tiếc khi con chọn làm thế”, để cho trẻ thấy chúng ta đang quan tâm đến cảm giác của trẻ và đồng cảm vì trẻ đang ở trong tình thế khó khăn. Chúng ta cũng có thể chỉ ra hành vi không thích hợp của trẻ gây tác động tới người khác khi hỏi: “Con nghĩ rằng Andy sẽ thấy thế nào khi con ép bạn không được chơi tiếp nhỉ?”
- Ngược lại nếu chúng ta phản ứng giận dữ với hành vi không thích hợp ở trẻ sẽ ăn mòn khả năng đồng cảm của trẻ. Như vậy chúng ta đang dạy trẻ hành xử mà không hề suy nghĩ tới cảm giác của người khác. Trên thực tế nếu chúng ta quan tâm nhiều tới trẻ thì khả năng đồng cảm sẽ tăng lên, ngược lại sẽ giảm đi. Trẻ không có khả năng đồng cảm thì sẽ không thể học cách chia sẻ đồ chơi và vui chơi hoà hợp với các bạn, sẽ phản ứng giận dữ và bạo lực đối với nghịch cảnh và không chịu trách nhiệm với hành động của mình.
- Sự đồng cảm luôn là một yếu tố chủ chốt để xem trẻ có thể hoà hợp với người khác hay không. Vậy nên bồi dưỡng khả năng đồng cảm với trẻ là rất quan trọng, giúp trẻ cảm nhận được những điều mà người khác đang trải qua và trở thành một phần của cộng đồng. Đó là sự tương tác qua lại giữa cho và nhận. Khi trẻ biết cư xử đồng cảm với những người bạn trong nhóm của trẻ, trẻ sẽ nhận được sự cảm thân nên chúng cảm thấy an toàn.
- Những đứa trẻ có khả năng đồng cảm cũng sẽ phát triển ý thức về sự công bằng. Đối với trẻ, việc bạn nào bị bài trừ hỏi nhóm bởi màu da, ngôn ngữ, kích cỡ cơ thể hoặc quần áo là vô cùng độc đoán và thiếu công bằng.
“Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà người ta có thể sử dụng để thay đối cả thế giới ” - Mandela

CHO CON HỌC CÁCH TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM NGAY TỪ NHỎ

CHO CON HỌC CÁCH TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM NGAY TỪ NHỎ

 09:45 16/08/2022

1. Hãy tạo điều kiện cho con tự lập
Cụ thể, nếu con có thể tự mình làm việc gì đó, mẹ hãy để con có cơ hội được làm. Ví dụ, mẹ hãy khuyến khích con biết tự rửa mặt mũi, tay chân trước khi ăn, biết tự lấy sách vở để học, tự mặc quần áo khi tắm, tự dọn đồ chơi khi chơi xong... Hãy để con làm một cách tự nguyện vì như vậy con mới hình thành được tinh thần trách nhiệm.
2. Đừng làm hết mà nên để con giúp bạn
Bởi vì những lời “nhờ vả” ngọt ngào của mẹ sẽ có tác dụng giúp con thấy mình quan trọng và có giá trị. Ngoài ra, thông qua những lần để con giúp bố mẹ, con cũng sẽ học được khả năng sắp xếp công việc theo đội nhóm một cách hiệu quả.
3. Hãy để con lấy bạn làm gương
Khi dạy con học về việc tự chịu trách nhiệm, bạn cần phải làm gương cho con trước mọi vấn đề. Đừng dạy bé những điều mà chính bạn cũng không thực hiện được. Bạn cũng cần hạn chế những hình phạt mang tính tiêu cực như đánh, mắng dọa nạt khi con chưa dám chịu trách nhiệm. Bởi vì điều này chỉ càng khiến con thấy sợ hãi và tìm cách nói dối để trốn tránh trách nhiệm mà thôi.
4. Thường xuyên dành lời khen cho con
Thực tế cho thấy hầu hết mọi đứa trẻ đều thích được giúp đỡ mọi người nhưng với những công việc không thú vị, chúng rất hay cảm thấy mất hứng và nhàm chán. Do đó, mẹ cần đưa ra thật nhiều lời khen mỗi khi con có những hành động giúp đỡ mọi người, có như vậy mẹ mới duy trì những cảm xúc tích cực cho con để con biết tự chịu trách nhiệm với bản thân.
5. Đừng bao giờ giao việc quá sức với con
Hiển nhiên, nếu yêu cầu của bạn phù hợp, bé sẽ cảm thấy vô cùng thích thú và làm việc có trách nhiệm hơn. Trẻ cũng không cảm thấy đuối sức hay chán nản vì các công việc này. Bởi vậy, khi giao việc cho con, mẹ không nên yêu cầu con làm những việc quá khả năng. Nếu được, mẹ nên chia việc lớn thành nhiều việc nhỏ và chỉ dẫn con cách làm chi tiết.

PHÁT TRIỂN CÁC GIÁC QUAN CHO TRẺ

PHÁT TRIỂN CÁC GIÁC QUAN CHO TRẺ

 11:19 16/07/2022

Trẻ em có thể học hỏi qua nhiều con đường khác nhau:
- Trẻ học bằng cách tự chơi và khám phá, nhận thức thế giới xung quanh bằng cách kết nối các giác quan và tri giác.
- Trẻ học hỏi thông qua kinh nghiệm sống hàng ngày.
- Trẻ còn học thông qua các giác quan. Và giác quan có vai trò rất lớn đối với việc hình thành và phát triển các chức năng trí tuệ của trẻ thông qua việc tri giác thế giới xung quanh bằng tất cả các kênh kết nối như: sờ nắn, nhìn, nghe, ngửi, nếm.
Chính vì vậy, việc phát triển các giác quan cho trẻ là một trong những yếu tố quan trọng ở trường mầm non như: Thị giác, thính giác, vị giác, khướu giác, xúc giác.
- Phát triển thị giác (khả năng nhìn): Gần 80% kiến thức về thế giới xung quanh được con người tiếp nhận thông qua đôi mắt. Do vậy việc phát triển khả năng nhìn sẽ giúp trẻ thu nhận được nhiều kiến thức xung quanh hơn.
- Phát triển thính giác (khả năng nghe): Những âm thanh trẻ nghe được sẽ quyết định về sắc thái tình cảm của trẻ trong các tình huống. Phát triển thính giác sẽ giúp trẻ học ngôn ngữ nói tốt hơn.
- Phát triển vị giác (khả năng cảm nhận qua lưỡi): cảm nhận vị ngọt, chua, mặn và đắng hoặc các cảm giác thức ăn qua lưỡi: ướt, khô, giòn, xốp, mềm, cứng, dai, cay, lạnh, nóng…
- Phát triển khứu giác (khả năng phân biệt mùi): phát triển khả năng cảm nhận thông qua mũi (thơm, hôi...), luyện thở bằng mũi: hít không khí vào mũi và thở ra bằng miệng…
- Phát triển xúc giác: Muốn xúc giác của trẻ nhanh nhạy và phản ứng linh hoạt cần có sự rèn luyện. Một số bài tập cảm nhận dành cho các con ở trường như:
– Luyện về cảm giác sờ, chạm nhiệt độ: nóng, lạnh
– Sờ vào đồ vật có độ trơn nhám, sần sùi, cứng, mềm...
– Sờ các loại trái cây và đoán xem trái đó như thế nào (mềm, cứng, gai…)
– Luyện về cảm giác cơ học: đau, buốt
– Phát triển khả năng thụ cảm: cảm nhận qua da.
Mời bố mẹ cùng xem một số hình ảnh các bé đang khám phá hoa loa kèn nhé.!

DỊCH SỐT XUẤT HUYẾT

DỊCH SỐT XUẤT HUYẾT

 08:31 27/06/2022

GIAI ĐOẠN NGUY HIỂM NHẤT CỦA SỐT XUẤT HUYẾT
- Dịch sốt suất huyết đang tăng mạnh. Riêng các tỉnh thành phía Nam đã ghi nhận gần 40.000 ca mắc, trong đó có 36 ca tử vong.Tại Hà Nội mặc dù chưa ghi nhận nhiều ca bệnh sốt xuất huyết, nhưng với tình hình thời tiết trong những ngày qua thì khả năng có thể bùng phát dịch luôn hiện hữu. Vì thế các bậc phụ huynh cần hết sức cảnh giác và tăng cường các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn sự phát triển của muỗi.

BÙNG PHÁT DỊCH NÔN, TIÊU CHẢY Ở TRẺ EM

BÙNG PHÁT DỊCH NÔN, TIÊU CHẢY Ở TRẺ EM

 08:00 10/06/2022

CHA MẸ LƯU Ý: BÙNG PHÁT DỊCH NÔN, TIÊU CHẢY Ở TRẺ EMQuý vị phụ huynh thân mến, hiện nay số lượng trẻ em đến khám điều trị ở các cơ sở y tế có chiều hướng gia tăng với triệu chứng nôn và tiêu chảy. Nhiều người lo ngại liệu có phải nguyên nhân do hậu COVID-19 hay không? Hoặc có thể xảy ra một dịch bệnh liên quan đến đường tiêu hóa ở trẻ em?Có nhiều nguyên nhân gây đau bụng và nôn ở trẻ em. Khi trẻ đau bụng và nôn nhiều hoặc kéo dài, cha mẹ cần cho trẻ đi khám tại các cơ sở Nhi khoa để điều trị hợp lý tránh các biến chứng do tình trạng bệnh kéo dài.Đặc biệt với những trẻ có tiền sử đã mắc COVID-19 hoặc tiếp xúc với người mắc COVID-19, sống trong vùng dịch, cha mẹ cũng cần lưu ý các biểu hiện đau bụng và nôn. Kết quả từ các nghiên cứu trên thế giới cho thấy 30-40% trẻ em nhiễm COVID-19 có biểu hiện triệu chứng tiêu hóa như nôn, đau bụng, tiêu chảy. Sau nhiễm COVID-19 từ 4-6 tuần khoảng 10% trẻ có biểu hiện đau bụng, nôn.Trước diễn biến tình trạng bệnh có khả năng lây lan Ban giám hiệu trường mầm non Dương Nội gửi thông báo để cùng phối kết hợp phòng bệnh cho trẻ: * Về phía nhà trường:- Thường xuyên hướng dẫn trẻ rửa tay bằng xà phòng và nước sạch, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.- Thực hiện vệ sinh, khử khuẩn trường lớp thường xuyên theo đúng quy định của sở y tế - Cho trẻ ăn uống hợp vệ sinh, ăn chín uống sôi, đảm bảo ATVSTP* Về phía gia đình:- Cần hướng dẫn trẻ rửa tay bằng xà phòng và nước sạch thường xuyên.- Nếu trẻ có triệu chứng nôn trớ, tiêu chảy kéo dài cần đưa đến cơ sở y tế kiểm tra.- Giữ mối liên lạc chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường.Trên đây là một vài thông tin về triệu chứng nôn, tiêu chảy ở trẻ em đang có nguy cơ thành dịch, rất mong các bậc CMHS lưu tâm để phòng tránh cũng như kịp thời xử lý cho con em mình khi gặp các triệu chứng tương tự.Chúc các em bé Mầm non Dương Nội và gia đình có một mùa hè khoẻ mạnh, nhiều niềm vui!

4 NGUYÊN TẮC NUÔI DẠY CON NỔI TIẾNG THẾ GIỚI

4 NGUYÊN TẮC NUÔI DẠY CON NỔI TIẾNG THẾ GIỚI

 09:55 04/10/2021

* Dưới đây là 4 nguyên tắc dạy con vô cùng nổi tiếng trên thế giới, có khả năng thay đổi cuộc đời của trẻ, khuyến khích giáo dục trẻ em theo hướng phát triển tự nhiên, toàn diện, giúp trẻ phát huy hết khả năng vốn có, bồi đắp không chỉ về mặt kiến thức mà còn về tình cảm cho các bé.
- Những nguyên tắc này đều dựa trên những hiện tượng tự nhiên, vì thế mà rất dễ hiểu, dễ áp dụng.Nguồn: Cửa Sổ Vàng

HƯỚNG DẪN CON TRẺ: KỸ NĂNG VÀ NHẬN THỨC NHỮNG RỦI RO LIÊN QUAN ĐẾN ĐIỆN

HƯỚNG DẪN CON TRẺ: KỸ NĂNG VÀ NHẬN THỨC NHỮNG RỦI RO LIÊN QUAN ĐẾN ĐIỆN

 15:59 14/09/2021

* Trẻ em cần phải được giáo dục về kĩ năng nhận thức được những rủi ro liên quan đến điện. - Các bậc cha mẹ ngay hôm nay hãy hành động để tránh những sự cố đáng tiếc xảy ra ảnh hưởng đến sức khoẻ và sự an toàn của trẻ :
➡️ Kiểm tra lại các thiết bị điện trong nhà, đảm bảo các dây điện không hở và tránh xa khí hoặc bất kì nguồn nhiệt nào khác.
➡️ Dạy trẻ nhận biết những vật dụng, chất liệu có thể dẫn điện gây giật điện nguy hiểm đến tính mạng : như các vật dụng bằng kim loại, nước…và các chất liệu có khả năng cách điện như : vải, nhựa, gỗ…để hỗ trợ xử lí sự cố về điện.
➡️ Không sử dụng thiết bị điện khi tay ướt: như dùng tay ấn nồi cơm điện, bật quạt,...
➡️ Không được chạm tay vào dây điện nứt, ổ điện hở,...
➡️ Không tự ý dùng bất cứ vật gì tác động vào ổ cắm, nguồn điện của các thiết bị điện.
➡️ Khi gặp sự cố về điện như chập điện, cháy, nổ.. Trẻ cần tránh xa thật nhanh và hô to, tìm ngay sự hỗ trợ từ người lớn.
➡️ Khi thấy người khác có khả năng bị điện giật không chạy ngay vào cứu bởi cơ thể mình cũng dẫn điện và sẽ bị điện giật cùng, trẻ phải tìm cách ngắt nguồn điện an toàn và gọi người lớn hỗ trợ.
➡️ Để đảm bảo an toàn, cần lắp đặt những thiết bị điện ở xa tầm với của trẻ, tránh sự tiếp xúc gần dễ xảy ra những sự cố. Cha mẹ cũng cần chủ động sử dụng những thiết bị điện thông minh, chuyên dụng có khả năng tự ngắt, hay dùng những thiết bị có nắp che phần ổ cắm cũng như để những món đồ nguy hiểm tránh xa tầm tay trẻ em. Ngoài ra, với các thiết bị điện trong nhà, cha mẹ nên sử dụng những biểu tượng cảnh báo để tạo thói quen cho trẻ nhỏ.✅
Những lưu ý khi sơ cứu trẻ bị điện giật:
- Tuyệt đối không để nạn nhân bị ngã và gây ra tổn thương nghiêm trọng hơn.
- Không được chạm vào nạn nhân khi chưa ngắt nguồn điện, không được dùng tay không để kéo nạn nhân ra khỏi nguồn điện vì có thể bạn sẽ bị điện giật.
- Phải giữ cho mình một tâm thái thật bình tĩnh, tránh hoảng loạn để đảm bảo sơ cứu an toàn cho nạn nhân.
Trên đây là những thông tin bổ ích cho những gia đình đang có trẻ nhỏ. Việc thường xuyên nhắc nhở, dạy trẻ những thông tin trên là cách tốt nhất để hạn chế những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.
Chúng ta hãy dành cho con trẻ môi trường học tập an toàn và trang bị cho con những kỹ năng cần thiết nhất trong cuộc sống

LÀM THẾ NÀO GIÚP TRẺ TỰ KIỂM SOÁT CẢM XÚC

LÀM THẾ NÀO GIÚP TRẺ TỰ KIỂM SOÁT CẢM XÚC

 14:41 10/09/2021

- Người lớn chúng ta đôi khi còn rất khó để kiểm soát cảm xúc thế nên việc trẻ con chưa biết cách điều chỉnh cảm xúc cá nhân cũng là lẽ thường tình. Bố mẹ có thể thấy được con mình lúc lăn đùng ra ăn vạ rồi khóc lóc rồi lúc lại toét miệng ra cười. Tất cả những điều này đều do con chưa biết cách tự điều chỉnh cảm xúc của mình.*. Tự điều chỉnh cảm xúc là gì?Đó là khả năng tự quản lý cảm xúc và hành vi sao cho phù hợp với yêu cầu của tình huống. Nó bao gồm khả năng đối phó với các cảm xúc tiêu cực, làm dịu bản thân khi buồn bã và điều chỉnh những cảm xúc tiêu cực ấy mà không cần bộc phát ra ngoài. Đây là một kỹ năng không chỉ người lớn chúng ta cần rèn luyện, mà ngay khi còn nhỏ trẻ em cũng cần học để trang bị cho bản thân trong suốt quá trình lớn lên và trưởng thành.Và bố mẹ có thể giúp trẻ tự kiểm soát cảm xúc của mình bằng cách sau đây:1. Đặt ra quy tắcViệc đặt ra các quy tắc trong gia đình, giải thích lý do vì sao phải đặt ra quy tắc và tạo chúng thành thói quen sẽ giúp con hiểu con sẽ phải làm gì và như thế nào là phù hợp. Ví dụ như: không được đánh nhau, không được nói tục, không được vứt đồ ăn…, và nếu ai không tuân thủ nguyên tắc sẽ bị phạt.2. Gọi tên được cảm xúc của mìnhNhiều khi một đứa trẻ không thể nói được cảm xúc của mình trong lúc buồn bã hoặc tức giận sẽ có phản ứng là la hét, ném đồ đạc, bạo lực. Chính vì vậy, bố mẹ cần dạy con nhận biết, nói được tên cảm xúc của mình và gợi ý hành vi sao cho phù hợp với tâm trạng đó. Bằng việc dạy con tên của các cảm xúc như vui, buồn, giận, sợ hãi và giải thích sự khác nhau giữa cảm xúc và hành vi sẽ giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của hành động của mình. Bố mẹ hãy động viên trẻ biết kiềm chế khi giận dữ và nên bộc lộ cảm xúc như thế nào cho phù hợp với hoàn cảnh. Tuy nhiên, bố mẹ nên tránh các cụm từ mang tính chỉ thị như: Không được buồn, không được sợ mà thay vào đó là sử dụng các câu như: Bố/mẹ đang thấy con có vẻ buồn. Con có thể kể cho bố/mẹ nghe đã có chuyện gì xảy ra không?3. Dạy trẻ kỹ năng giải quyết tình huống và kiềm chế tức giậnMỗi khi bạn tức giận hoặc trong một hoàn cảnh mất kiểm soát bạn sẽ làm gì để bình tĩnh lại? Nếu bạn đã đặt ra những gợi ý để tự kiềm chế cảm xúc của mình thì em bé của bạn cũng có thể học theo những cách làm ấy.Tuy nhiên, trong quá trình hướng dẫn và dạy trẻ cách giải quyết vấn đề bố mẹ cũng nên nhìn nhận rõ hoàn cảnh, đánh giá tiềm năng và khả năng của trẻ để có những giải pháp phù hợp. Ví dụ như: khi con gặp một bài toán khó và có xu hướng cáu gắt, bỏ cuộc thì bạn hãy khuyến khích trẻ bình tĩnh, giải lao 1 chút, ăn 1 ít đồ ăn vặt, uống 1 cốc nước, hít thở thật sâu và đưa ra nhiều giải pháp xem cái nào khả thi nhất.4. Dạy con những câu nói tích cựcDạy con một vài cụm từ tích cực đơn giản, dễ nhớ để con có thể tự nói với bản thân sẽ giúp con kiểm soát được bản thân trong các tình huống. Ví dụ như: “Con có thể bình tĩnh lại”, “Con sẽ làm tốt hơn”, “Mọi chuyện sẽ có cách giải quyết”...Bố mẹ có thể giúp con thực hành bằng cách đặt con vào 1 tình huống cụ thể để con tự nói ra cách giải quyết và thực hiện các câu nói ấy nhé.5. Thống nhất hình thức kỷ luậtDù tình huống diễn ra ở nhà hay bên ngoài thì hình thức kỷ luật cũng nên giống nhau và được thống nhất. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng hình thức kỷ luật Timeout có hiệu quả. Hãy giải thích cho con bạn những gì sẽ diễn ra trong quá trình kỷ luật và hết thời gian kỷ luật con sẽ trở lại cảm xúc như thế nào. Hãy giữ thói quen giống nhau càng nhiều càng tốt, nó sẽ giúp kiểm soát được những hành vi gây ra bất đồng.6. Khen thưởng con khi con biết kiểm soát cảm xúc của mìnhKhi trẻ biết kiểm soát được hành vi và cơn tức giận của mình, hãy đưa ra những phần thưởng khuyến khích hoặc những lời khen, động viên con. Khen ngợi con sẽ giúp bé có động lực để thay đổi hình ảnh bản thân thành người có khả năng xử lý cảm xúc.Ví dụ, mỗi lần biết kiềm chế cơn nóng giận trẻ sẽ được thưởng 1 món đồ nào đó, và nếu để dành lại sau 10 lần thì có thể đổi thành một thứ gì đó lớn hơn như xem phim, đồ chơi trẻ thích.7. Là 1 tấm gương tốtCó lẽ việc làm gương chính là cách hữu hiệu cho mọi phương pháp giáo dục. Hành vi của cha mẹ là biểu hiện trực tiếp nhất về sự tín nhiệm của họ. Bởi những gì khiến người khác thực sự tin tưởng đều được thể hiện thông qua hành vi.Ví dụ như: khi bố mẹ dạy con cách kiểm soát cảm xúc thì chính bố mẹ cũng cần thực hiện kỹ năng ấy trong quá trình dạy con. Khi bố mẹ vô cùng bực mình vì con mải xem tivi mà không chịu đi tắm/đi học, thay vì quát mắng, giật điều khiển để tắt tivi thì hãy nhẹ nhàng nhắc nhở con, và nếu con vẫn không hợp tác thì ra điều kiện cho con được xem bao nhiêu phút nữa, và hết thời gian sẽ phải tắt.=> Mặc dù cảm xúc là tự nhiên nhưng chúng ta có thể quản lý nó trước hết bằng cách thay đổi suy nghĩ, từ đó sẽ thay đổi và chuyển hóa cảm xúc. Tư duy tích cực sẽ tạo ra cảm xúc tích cực. Bản chất sự việc là bất biến, duy chỉ có một điều chúng ta có thể thay đổi được chính là thay đổi suy nghĩ, cách nhìn nhận của bản thân đối với sự việc đó theo chiều hướng tích cực hơn.Hy vọng bài viết sẽ hữu ích đối với các bố mẹ đang muốn rèn luyện cho con kỹ năng tự kiểm soát và điều chỉnh mình để giúp con xoa dịu và vượt qua những cảm xúc tiêu cực một cách dễ dàng hơn.-Nguồn Mầm Nhỏ-

 

Bữa
chính
Nhà trẻ + Mẫu giáo Cơm trắng 
Thịt gà, lợn rang gừng
Cải thảo xào 
Canh thịt bò ngũ sắc
Chuối
Bữa
 phụ
Nhà trẻ + Mẫu giáo Phở bò, lợn 
Chiều  Nhà trẻ + Mẫu giáo  Sữa bột Nuti
  • 23
    23
  • 22
    22
  • 21
    21
  • 20
    20
  • 19
    19

Ảnh mới

kids

ban

Điện thoại

  • Mầm Non Dương Nội
    024.33581510

Thăm dò dư luận

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

Thống kê

  • Đang truy cập4
  • Hôm nay567
  • Tháng hiện tại112,774
  • Tổng lượt truy cập30,736,184
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây