MỘT NGÀY HOẠT ĐỘNG CỦA BÉ

MỘT NGÀY HOẠT ĐỘNG CỦA BÉ

 09:27 30/01/2023

Hàng ngày các bé ở trường từ 7 giờ đến 17 giờ. Trong suốt thời gian này bé được các cô chăm sóc và tổ chức các hoạt động vui chơi, học tập rèn luyện nề nếp một cách nhịp nhàng phù hợp đảm bảo theo đúng chương trình giáo dục mầm non của Bộ giáo dục và đào tạo đã quy định.
Nhìn vào chế độ sinh hoạt một ngày của bé với những công việc tưởng như đơn giản nhưng thực tế lại không đơn giản chút nào, để làm tốt những công việc đó các cô giáo mầm non phải là người mẹ hiền, cô giáo giỏi, thầy thuốc tốt, người nghệ sỹ tài năng...

PC37

CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY TẠI ĐƠN VỊ

 13:58 26/09/2022

Căn cứ nhiệm vụ năm học 2022 - 2023.
Căn cứ tình hình thực tế của trường mầm non Dương Nội.
Chủ nhật , Ngày 25/09/2022 trường mầm non Dương nội, trường MN Trần Quốc Toản, trường MN La Dương phối hợp cùng Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH) Quận Hà Đông tổ chức buổi tập huấn nghiệp vụ PCCC và thực tập phương án chữa cháy cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường

DẠY TRẺ VỀ ĐỒNG CẢM

DẠY TRẺ VỀ ĐỒNG CẢM

 11:01 29/08/2022

Đồng cảm là khả năng nhận và hiểu rõ tình cảm, cảm giác và động cơ của người khác. Khả năng này ở mỗi đứa trẻ là khác nhau khi chúng lớn lên. Trên thực tế, bé gái có thể đọc cảm xúc tốt hơn bé trai. Tuy nhiên, cả bé gái và bé trai đều có thể hiểu được cảm xúc của người khác và lúc 2 tuổi và lý do cho những cảm xúc đó lúc 4 tuổi. Khả năng đồng cảm sẽ phát triển và nở rộ bên trong tâm hồn của bé nếu được người lớn nuôi dưỡng.
- Trong quá trình xây dựng và duy trì khả năng đồng cảm của bé, thầy cô và cha mẹ nên tôn trọng cá tính và làm mẫu cho trẻ cách thể hiện sự đồng cảm, thấu hiểu và quan tâm. Chúng ta có thể bắt đầu phản hồi với hành vi không thích hợp của trẻ khi nói: “Cha/mẹ/cô rất tiếc khi con chọn làm thế”, để cho trẻ thấy chúng ta đang quan tâm đến cảm giác của trẻ và đồng cảm vì trẻ đang ở trong tình thế khó khăn. Chúng ta cũng có thể chỉ ra hành vi không thích hợp của trẻ gây tác động tới người khác khi hỏi: “Con nghĩ rằng Andy sẽ thấy thế nào khi con ép bạn không được chơi tiếp nhỉ?”
- Ngược lại nếu chúng ta phản ứng giận dữ với hành vi không thích hợp ở trẻ sẽ ăn mòn khả năng đồng cảm của trẻ. Như vậy chúng ta đang dạy trẻ hành xử mà không hề suy nghĩ tới cảm giác của người khác. Trên thực tế nếu chúng ta quan tâm nhiều tới trẻ thì khả năng đồng cảm sẽ tăng lên, ngược lại sẽ giảm đi. Trẻ không có khả năng đồng cảm thì sẽ không thể học cách chia sẻ đồ chơi và vui chơi hoà hợp với các bạn, sẽ phản ứng giận dữ và bạo lực đối với nghịch cảnh và không chịu trách nhiệm với hành động của mình.
- Sự đồng cảm luôn là một yếu tố chủ chốt để xem trẻ có thể hoà hợp với người khác hay không. Vậy nên bồi dưỡng khả năng đồng cảm với trẻ là rất quan trọng, giúp trẻ cảm nhận được những điều mà người khác đang trải qua và trở thành một phần của cộng đồng. Đó là sự tương tác qua lại giữa cho và nhận. Khi trẻ biết cư xử đồng cảm với những người bạn trong nhóm của trẻ, trẻ sẽ nhận được sự cảm thân nên chúng cảm thấy an toàn.
- Những đứa trẻ có khả năng đồng cảm cũng sẽ phát triển ý thức về sự công bằng. Đối với trẻ, việc bạn nào bị bài trừ hỏi nhóm bởi màu da, ngôn ngữ, kích cỡ cơ thể hoặc quần áo là vô cùng độc đoán và thiếu công bằng.
“Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà người ta có thể sử dụng để thay đối cả thế giới ” - Mandela

ROTAVIRUS GÂY TIÊU CHẢY Ở TRẺ LÂY LAN NHƯ THẾ NÀO?

ROTAVIRUS GÂY TIÊU CHẢY Ở TRẺ LÂY LAN NHƯ THẾ NÀO?

 09:10 11/07/2022

Virusrota là nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy - căn bệnh phổ biến ở trẻ em và có tỷ lệ tử vong cao. Biết được con đường lây lan virus rota ở trẻ em sẽ giúp cha mẹ có cách phòng tránh hiệu quả và an toàn.
1. Virus rota có lây không?
Trẻ em là đối tượng có thể bị nhiễm virus rota một đến vài lần trong đời, lần lây nhiễm đầu tiên có thể xuất hiện từ tháng thứ 3 cho đến khi trẻ được 3 tuổi. Việc nhiễm virus tái diễn sẽ giúp làm tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên cho trẻ.
Virus rota có lây không là thắc mắc của rất nhiều bậc phụ huynh. Trên thực tế, virus rota thường sống trong môi trường ô nhiễm và có thể lây lan qua những thực phẩm hay vật dụng nhiễm bẩn. Khi virus xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ qua đường tiêu hóa và lây lan từ người này sang người khác qua tiếp xúc tay - miệng hoặc với phân của người bị nhiễm bệnh.
Loại virus rota gây bệnh ở trẻ em có thể sống rất lâu ngoài môi trường và có thể khiến trẻ bị nhiễm bệnh thông qua việc sờ hoặc chạm vào các vật dụng, bàn tay bị nhiễm bệnh, thức ăn hoặc đồ uống có dính virus. Người và một số động vật như trâu, bò, chó, cừu, khỉ.... đều có thể là ổ chứa virus, chúng có thể gây bệnh trên một số loại động vật này từ lúc chưa trưởng thành và lây sang con người. Đặc biệt, rotavirus ở động vật có khả năng lây truyền trực tiếp từ người sang người hoặc tái tổ hợp với các chủng rota gây bệnh trên cơ thể người.
Theo nghiên cứu thì mỗi 1ml phân của trẻ bị tiêu chảy cấp do virus rota có thể chứa tới hơn 1.000 tỷ Rotavirus (trẻ chỉ cần nhiễm khoảng 10 virus rota là có thể nhiễm bệnh). Phân của trẻ bị bệnh khi thải ra ngoài môi trường có thể bám trên bề mặt các vật cứng đến vài tuần và bám trên tay vài giờ, nếu trẻ không bị bệnh tiếp xúc trực tiếp với những nguồn này và đưa vào miệng thì sẽ bị nhiễm bệnh virus rota ở trẻ em.
2. Ai có nguy cơ nhiễm virus rota?
Virus rota ở trẻ em là loại có tính lây lan rất cao, đặc biệt là đối tượng trẻ em dưới 5 tuổi rất dễ mắc phải căn bệnh này. Theo thống kê thì hầu như tất cả trẻ em đều có khả năng bị phơi nhiễm với rotavirus trong những năm tháng đầu đời.
Lứa tuổi dễ mắc tiêu chảy cấp do virus rota là từ 6 tháng đến 36 tháng. Bệnh nếu gặp ở đối tượng người trưởng thành thì thường không có triệu chứng. Tại Việt Nam, nếu như ở miền Bắc, tỷ lệ mắc tiêu chảy do virus rota tăng cao vào mùa đông xuân và cao nhất từ tháng 9 đến tháng 11 thì ở miền Nam căn bệnh này không phụ thuộc theo mùa.
Rất nhiều bậc phụ huynh không biết virus rota lây qua đường nào, điều này càng làm cho tỷ lệ trẻ nhiễm bệnh tăng cao vì khả năng phòng bệnh kém. Thông thường thì trẻ dưới 3 tháng tuổi rất ít khi mắc tiêu chảy cấp do virus rota vì có sẵn kháng thể ở cơ thể mẹ truyền cho như kháng thể tiết IgA, kháng thể dịch thể....
3. Các yếu tố nguy cơ khiến trẻ mắc virus rota
Virus rota ở trẻ em có thể tồn tại rất lâu trong môi trường, trẻ sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh nếu:
• Bú bình nhưng không đảm bảo vệ sinh, bình chưa được tiệt trùng kỹ.
• Mẹ cho trẻ ăn bổ sung không đúng phương pháp (thức ăn để lâu, bị ô nhiễm trước và sau khi chế biến).
• Trẻ sử dụng nước uống không đảm bảo hoặc nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm.
• Sử dụng thức ăn chế biến bởi dụng cụ hoặc tay người chế biến có chứa nguồn bệnh.
• Chất thải đã nhiễm bệnh không được xử lý đúng cách.
• Trẻ không được rửa tay sạch sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn.
Tiêu chảy cấp do virus rota ở trẻ em có thể được chẩn đoán chính xác thông qua thăm khám lâm sàng và kết quả xét nghiệm phân. Hiện nay, biện pháp phòng ngừa virus rota ở trẻ em hiệu quả nhất chính là tiêm vắc-xin phòng bệnh.

THÍ ĐIỂM MÔ HÌNH " HÈ AN TOÀN, VẠN NIỀM VUI"

THÍ ĐIỂM MÔ HÌNH " HÈ AN TOÀN, VẠN NIỀM VUI"

 11:48 10/06/2022

Ngày 28/05/2022 UBND quận Hà Đông phối hợp với công an quận và phòng giáo dục đào tạo thực hiện thí điểm mô hình " Hè an toàn, vạn niềm vui" tại trường tiểu học Lê Quý Đôn.- Thông qua hoạt động trải nghiệm thực tế đã giúp học sinh nâng cao nhận thức, ý thức PCCC và CNCH và được trang bị các kỹ năng: Kỹ năng thoát nạn, kỹ năng xử lý cháy ban đầu, kỹ năng sử dụng bình chữa cháy, kỹ năng cứu người bị nạn, kỹ năng sơ cứu người bị nạn ở trên cạn và dưới nước, phương pháp xử lý khi gặp tình huống nguy hiểm dưới nước....Sau đây là một số hình ảnh trải nghiệm thực tế của học sinh trong buổi thí điểm mô hình " Hè an toàn, vạn niềm vui"

Bồi dưỡng kiến thức  phòng cháy chữa cháy cho cán bộ, giáo viên nhân viên.

Bồi dưỡng kiến thức phòng cháy chữa cháy cho cán bộ, giáo viên nhân viên.

 10:50 11/03/2021

Trên thực tế, để đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy tại trường học, cần đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật; trang bị đầy đủ các phương tiện chữa cháy ban đầu; thực hiện nghiêm chế độ huấn luyện cho cán bộ, giáo viên và học sinh; thường xuyên kiểm tra, rà soát các điểm có nguy cơ cháy nổ cao; chủ động xây dựng phương án phòng ngừa…

 

Bữa
chính
Nhà trẻ + Mẫu giáo Cơm trắng 
Thịt gà, lợn rang gừng
Cải thảo xào 
Canh thịt bò ngũ sắc
Chuối
Bữa
 phụ
Nhà trẻ + Mẫu giáo Phở bò, lợn 
Chiều  Nhà trẻ + Mẫu giáo  Sữa bột Nuti
  • 23
    23
  • 22
    22
  • 21
    21
  • 20
    20
  • 19
    19

Ảnh mới

kids

ban

Điện thoại

  • Mầm Non Dương Nội
    024.33581510

Thăm dò dư luận

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

Thống kê

  • Đang truy cập8
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm5
  • Hôm nay560
  • Tháng hiện tại135,684
  • Tổng lượt truy cập30,759,094
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây