Cách phòng chống các bệnh mùa hè thường gặp ở trẻ

Thứ năm - 15/06/2017 07:33
Với trẻ nhỏ, mùa hè là mùa dễ phát sinh các bệnh thủy đậu, bệnh tả, tiêu chảy, và vàng da, tả,…

Với trẻ nhỏ, mùa hè là mùa dễ phát sinh các bệnh thủy đậu, bệnh tả, tiêu chảy, và vàng da, tả,…Mỗi ngày hiện có hàng trăm trẻ đến khám ở Bệnh viện Nhi trung ương vì các bệnh thông thường này. Điều này cho thấy môi trường và cách chăm sóc của nhiều cha mẹ chưa thật đúng cách. Dưới đây là một số các biện pháp phòng ngừa các bệnh thường gặp ở trẻ em trong mùa hè.

Bệnh tiêu chảy

Nguyên nhân: Nguyên do chính dẫn tới tiêu chảy là do uống nước bị ô nhiễm, ăn thực phẩm bị ô nhiễm, thiếu vệ sinh cá nhân và vệ sinh xung quanh.

Các triệu chứng: Các triệu chứng dễ thấy của bệnh tiêu chảy là nôn mửa, chuyển động, đau dạ dày, miệng trở nên khô, da bị mất nước và không còn đàn hồi, đi tiểu ít.

Các biện pháp phòng ngừa: Để phòng bệnh tiêu chảy cho trẻ, cha mẹ cần lưu ý cho uống nước đun sôi, rửa tay và chân trước khi ăn uống, vệ sinh sạch móng tay. Nếu bị mắc tiêu chảy, nên cho con uống nhiều nước, uống thêm dung dịch ORS (oresol) cho trẻ em. Ngay cả khi hết tiêu chảy, vẫn nên duy trì thói quen này cho đến khi tham khảo ý kiến bác sĩ và bác sĩ cho lời khuyên phù hợp.

Bệnh thương hàn và vàng da

Nguyên nhân: Những lý do khiến con bạn bị thương hàn hay vàng da là do dùng các thực phẩm bị ô nhiễm, thiếu vệ sinh cá nhân và xung quanh.

Triệu chứng: Đau ở bụng dưới và đau đầu được coi là 2 triệu chứng dễ thấy và đặc trưng nhất khi trẻ bị thương hàn. Ngoài ra, trẻ có thể bị sốt 7-10 ngày, và có các dấu hiệu như không chịu ăn, buồn nôn, căng thẳng, mệt mỏi, yếu ớt. Nếu trẻ bị vàng da thì cơ thể và mắt có thể chuyển sang màu hơi vàng hoặc vàng.
Khi trẻ có các triệu chứng như trên, tốt nhất không nên chần chừ  hay chăm sóc trẻ tại nhà mà nên đưa trẻ đến khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

Bệnh tả

 Nguyên nhân: Mùa hè thường là mùa cao điểm của bệnh tả, xảy ra cả ở người lớn và trẻ em. Nguyên nhân chủ yếu của bệnh này là do ăn uống mất vệ sinh, không giữ vệ sinh cá nhân.

Triệu chứng: Các triệu chứng của bệnh này là nôn mửa. Hai nhãn cầu cảm giác sâu vào trong, làn da mất đi độ đàn hồi và thậm chí giảm số lần đi tiểu. Trong trường hợp nặng, trẻ có thể bị bất tỉnh vì suy kiệt.

Cách điều trị: Nếu trẻ mắc chứng tả, tốt nhất nên đưa trẻ đến bác sĩ. Hoặc cha mẹ có thể dùng dung dịch ORS để giữ lượng nước trong cơ thể trẻ. Mặc dù phương pháp này chỉ là một phần trong phương pháp điều trị, nhưng có hiệu qủa tới  80-99%.

Bệnh thủy đậu

Thủy đậu là bệnh do virus gây ra. Trẻ bị thủy đậu trước tiên sễ có triệu chứn ngây ngấy sốt, sau có thể sốt cao. Bệnh có thể kéo dài 4-5 ngày.

Trong trường hợp trẻ không được uống đúng thuốc, đúng thời điểm thì bệnh này rất có thể dẫn đến nhiễm trùng. Lúc này, trẻ có thể gặp một số vấn đề như đau họng, ho… Cha mẹ cần hết sức lưu ý bởi nếu để con ho, viêm họng kéo dài sẽ tạo cơ hội cho bệnh tấn công, gây ra viêm phổi.

Nếu trẻ có dấu hiệu sốt trong những ngày nốt thủy dậu xuất hiện và lan rộng thì phải đưa con đi bác sĩ ngay lập tức, nếu không sẽ rất nguy hiểm.

Nguồn tin: tinycollege.edu.vn

 Tags: thủy đậu

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

 

Bữa
chính
Nhà trẻ + Mẫu giáo Cơm trắng 
Thịt bò hầm khoai
Canh rau ngót nấu thịt 
Dưa hấu
Bữa
 phụ
Nhà trẻ + mẫu giáo   Cháo vịt
 
Chiều  Nhà trẻ + Mẫu giáo Sữa bột Nuti
 
  • 23
    23
  • 22
    22
  • 21
    21
  • 20
    20
  • 19
    19

Ảnh mới

kids

ban

Điện thoại

  • Mầm Non Dương Nội
    024.33581510

Thăm dò dư luận

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

Thống kê

  • Đang truy cập34
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm31
  • Hôm nay4,753
  • Tháng hiện tại85,738
  • Tổng lượt truy cập31,809,613
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây