Phòng tránh bệnh cúm cho trẻ

Thứ sáu - 03/01/2020 16:23
Phòng tránh bệnh cúm cho trẻ

Hiện nay tình hình thời tiết lúc giao mùa có nhiều thay đổi. Đặc biệt trong thời tiết chuyển mùa đông - xuân nguy cơ mắc bệnh cúm càng cao, lây lan thành dịch bệnh càng nhanh hơn.

Nguyên nhân và cách phòng bệnh cảm cúm cho trẻ hiệu quả bằng những biện pháp an toàn nhất khi thời tiết giao mùa chuyển lạnh.

Vì sao virus cảm cúm lại hoạt động mạnh mẽ vào mùa đông?

Một công trình nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Quốc gia về Sức khỏe Trẻ em (NICHD) (Mỹ) đã phát hiện ra khả năng tự vệ của virus khỏi cái giá lạnh bằng cách bọc lớp chất béo xung quanh để trở nên cứng cáp hơn. Thậm chí, việc rửa tay bằng nước thường cũng không thể phá vỡ lớp vỏ bọc này được mà chỉ tan chảy khi khí hậu ấm áp, dưới ánh nắng mặt trời. Đó là lý do giải thích tại sao mùa đông lại được coi là mùa của dịch bệnh này và mẹ cần trang bị những kiến thức về cách phòng bệnh cảm cúm cho trẻ tốt nhất.

Dấu hiệu bệnh cảm cúm ở trẻ em

Đôi khi cha mẹ vẫn bị nhầm lẫn giữa các triệu chứng của bệnh cảm cúm và lầm tưởng con yêu chỉ bị lạnh thông thường nên vô tình khiến tình trạng của bé trở nên nghiêm trọng hơn. Theo như thông tin từ Bệnh viện Nhi Trung Ương, trẻ em sau khoảng 2 ngày tiếp xúc với virus cúm sẽ có các triệu chứng cơ bản như sau: Sốt, ho, bị ớn lạnh, nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi, đau tai, đau họng, chảy nước mũi, đau, nhức cơ bắp, có thể bị tiêu chảy, ăn không ngon miệng, người yếu ớt như không còn sức…

Nhiều mẹ thường nhầm lẫn giữa cảm lạnh và cảm cúm. Dấu hiệu của cảm lạnh ở trẻ là đau họng và khỏi sau 2-3 ngày kèm theo những triệu chứng mới như ho, tắc mũi, chảy dịch nhầy mũi. Trẻ nhiễm lạnh có thể chữa bằng thuốc viêm họng, thông mũi hoặc những biện pháp Đông Y như cạo gió, xông bằng lá bưởi, hương nhu, kinh giới, xả, ngải cứu. Bệnh khỏi sau 1 tuần và không gây biến chứng vào phổi.

Trẻ mắc cảm cúm thường đột ngột sốt cao 38,7 tới 40 độ kèm theo triệu chứng rét run, buồn nôn, đau nhức, ho. Nếu không điều trị kịp thời có thể gây viêm phổi, viêm phế quản đe dọa tới tính mạng. Hiện nay y học vẫn chưa tìm ra thuốc đặc hiệu mà chỉ điều trị triệu chứng (giảm sổ mũi, giảm đau, nhức đầu). Mẹ tuyệt đối không được cho trẻ uống thuốc diệt virus khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.

Con đường lây nhiễm bệnh cảm cúm giữa trẻ nhỏ

Bệnh cúm lây truyền rất đơn giản giữa trẻ nhỏ, đặc biệt khi các bé sinh hoạt trong cùng một điều kiện môi trường, lớp học. Thực tế chỉ cần một bé mắc cúm ho hoặc hắt hơi thì các bạn bị tiếp xúc với những hạt nước nhỏ chứa siêu vi cúm bay ra từ miệng, mũi của bé đó cũng có khả năng mắc bệnh.

6 nguyên tắc vàng giúp phòng bệnh cảm cúm cho trẻ

Mẹ cần đảm bảo 3 nguyên tắc dưới đây để giúp con phòng bệnh cảm cúm hiệu quả:

- Rửa tay thường xuyên.

- Lau chùi các bề mặt sạch sẽ.

- Trau dồi kiến thức về bệnh.

- Nghỉ ngơi tại nhà khi mắc cúm.

- Tiêm phòng vắc xin cho trẻ 6 tháng tuổi trở lên.

- Thúc đẩy hệ miễn dịch qua chế độ ăn khỏe mạnh. Bổ sung vitamin C, D từ rau củ quả tự nhiên.

1. Rửa tay súc miệng sau khi đi từ ngoài về

- Trẻ từ khoảng 1 tuổi cần rèn luyện thói quen rửa tay và súc miệng mỗi khi từ ngoài trở về nhà.

- Đến độ tuổi đi học, các trường học cũng nên giáo dục trẻ rửa tay bằng xà phòng và súc miệng sau mỗi buổi dạo chơi công viên. Thậm chí sau khi đến trường, trẻ còn có ý thức tự giác tự ra bồn rửa tay rồi mới vào lớp.

- Đối với các cha mẹ muốn đón bé sau giờ học, họ cũng cần tuân thủ quy định đứng trước cửa lớp nhằm tránh lây nhiễm vi khuẩn và phát tán bụi vào cho các con.

- Việc cắt móng tay của các bé cũng được chú trọng để đảm bảo vệ sinh, tránh tạo nơi trú ngụ cho vi khuẩn, và hạn chế nguy cơ các bệnh về da khi chẳng may cào cấu vào các vết xước.

2. Chú trọng các đồ dùng cá nhân

Mỗi bé đến tuổi đi mầm non đều được chuẩn bị 1 bộ đồ dùng cá nhân gồm 1 chiếc khăn mặt, cốc có dán ký hiệu của mình, thìa bát. Mỗi ngày bố mẹ chuẩn bị cho con 2 bộ quần áo khi đi học để thay khi quần áo chẳng may bị bẩn hoặc ướt.

3. Vận động nhiều vào buổi sáng và bổ sung nước đầy đặn

- Vào buổi sáng tại các trường mầm non, các bé sẽ được tham gia các trò chơi vận động cũng như đi dạo để tăng cường sức khỏe.

- Sau khi hoạt động mạnh, bé cũng cần được rèn luyện thói quen tự bổ sung nước cho cơ thể.

4. Rèn luyện thói quen sinh hoạt đúng quy tắc

Cha mẹ nên đảm bảo chế độ sinh hoạt cho bé như sau:

- Ngày ăn đủ 3 bữa

- Đi ngủ sớm

- Dậy sớm đúng giờ

5. Luôn giữ nhiệt độ phòng ở 27-28 độ C

Đảm bảo đúng nguyên tắc này, cha mẹ sẽ giúp cơ thể bé không bị lạnh và tránh nguy cơ suy giảm khả năng miễn dịch.

Cách phòng bệnh cảm cúm cho trẻ qua việc bổ sung dinh dưỡng, tăng sức đề kháng

6. Vitamin A hỗ trợ khả năng miễn dịch của cơ thể và làm ổn định tế bào da. Mẹ nên cho bé ăn nhiều thực phẩm như trứng gà, sữa, dầu cá…

7. Vitamin B giúp gây cảm giác thèm ăn và có nhiều trong các thực phẩm như thịt heo, lươn, trứng, đỗ tương, chuối…

8. Vitamin C chứa nhiều trong những loại rau, hoa quả như súp lơ xanh, ớt chuông xanh, rau cải, và những loại rau màu vàng và xanh khác…

Đặc biệt, loại vitamin này còn giúp giảm stress cực tốt, phù hợp với những mẹ bị áp lực khi nuôi dạy con.

9. Những loại rau khác cà chua, khổ qua, bí ngô, dưa chuột hay cà tím cũng giúp tăng cường sức đề kháng, phòng tránh cảm cúm hiệu quả.

10. Thực phẩm chứa kẽm giúp khống chế sự sinh sôi của mầm bệnh cảm cúm. Mẹ nên bổ sung cho con các thực phẩm như thịt nạc, cá, con hàu hay lòng đỏ trứng.

11. Thực phẩm có tính kiềm nhằm duy trì môi trường có tính kiềm giúp cơ thể của trẻ loại bỏ được độc tố. Mẹ nên cho con ăn các thực phẩm như nho, hải sản, cà rốt.

Tiêm phòng vắc xin để phòng bệnh cảm cúm cho trẻ

12. Theo lời khuyên từ bác sĩ, mẹ nên cho trẻ tiêm phòng vắc xin cúm hàng năm. Đối tượng trẻ có nguy cơ dễ bị lây nhiễm cúm cần được tiêm phòng là từ 6 tháng đến 8 tuổi.

          Thời tiết giao mùa rất dễ khiến các bé mắc phải bệnh cảm cúm, vì thế mẹ hãy “ghi sổ” những lời khuyên hữu ích trên đây về cách phòng bệnh cảm cúm cho trẻ để cùng con bước qua đợt giao mùa khỏe mạnh.

                                                                                                         Nguồn sưu tầm
                                        
                                                                                                       Giang Thị Lưu Linh 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

 

Bữa
chính
Nhà trẻ + Mẫu giáo Cơm trắng 
Thịt chả thập cẩm 
Bí đỏ xào 
Canh rau thập cẩm nấu thịt 
Sữa chua 
Bữa
 phụ
Nhà trẻ Cơm, Trứng đúc thịt, Canh bí nấu thịt, Dưa hấu 
Mẫu giáo Mỳ chũ thịt gà 
Chiều  Nhà trẻ + Mẫu giáo Sữa bột Nuti
 

 

  • 23
    23
  • 22
    22
  • 21
    21
  • 20
    20
  • 19
    19

Ảnh mới

kids

ban

Điện thoại

  • Mầm Non Dương Nội
    024.33581510

Thăm dò dư luận

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

Thống kê

  • Đang truy cập9
  • Hôm nay3,041
  • Tháng hiện tại122,375
  • Tổng lượt truy cập30,745,785
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây