LÀM SAO ĐỂ PHÂN BIỆT CÚM A VÀ COVID-19 ?

LÀM SAO ĐỂ PHÂN BIỆT CÚM A VÀ COVID-19 ?

 07:47 27/07/2022

TS Đỗ Thiện Hải, Phó Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới trẻ em (Bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết cả COVID-19 và bệnh cúm mùa đều có thể biểu hiện các mức độ triệu chứng khác nhau, từ không triệu chứng đến các triệu chứng nghiêm trọng.
Các triệu chứng phổ biến mà COVID-19 và bệnh cúm đều có bao gồm: sốt hoặc cảm thấy nóng/ớn lạnh, ho, khó thở, mệt mỏi, viêm họng, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, đau cơ hoặc đau nhức cơ thể, đau đầu, nôn mửa và tiêu chảy, thay đổi hoặc mất vị giác/khứu giác (phổ biến hơn ở COVID-19).
Vì một số triệu chứng của bệnh cúm, COVID-19 và các bệnh đường hô hấp nói chung là tương tự nhau, nên không thể phân biệt cúm thường và COVID nếu chỉ dựa trên các triệu chứng. Chỉ có xét nghiệm sinh học mới có giá trị chuẩn đoán chính xác tác nhân gây bệnh. Thậm chí một người có thể bị nhiễm cả bệnh cúm và COVID-19 cùng một lúc, do đó có các triệu chứng của cả hai.
Trong 3 triệu chứng phổ biến và rõ ràng nhất của COVID-19 là sốt, ho khan và khó thở, chỉ có khó thở là không liên quan đến cảm lạnh hay cúm. Tuy nhiên, những người tiêm vaccine phòng COVID-19 đủ liều nếu nhiễm bệnh có thể sẽ không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ và càng ngày càng giống như cảm cúm. Do đó, nếu muốn phân biệt cúm và COVID-19 cũng cần phải xem xét đến yếu tố dịch tễ.
Ngoài ra, mất khứu giác là dấu hiệu được báo cáo sớm nhất và phổ biến liên quan đến SARS-CoV-2, đồng thời là dấu hiệu để phát hiện người mắc COVID-19 hiệu quả hơn so với các triệu chứng như sốt và ho.
Cúm là một căn bệnh tương đối phổ biến, lành tính nhưng vẫn có nguy cơ gây tử vong, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người già và người lớn có tình trạng sức khỏe mãn tính. Hầu hết những người khỏe mạnh bị cúm sẽ tự khỏi trong vài ngày đến 2 tuần, nhưng một số người sẽ gặp các biến chứng nặng, cần phải nhập viện. So với COVID-19, bệnh cúm thường gây nhiễm trùng thứ cấp do vi khuẩn hơn. Tiêu chảy cũng thường gặp ở trẻ nhỏ bị cúm hơn ở người lớn bị cúm.
Tuy nhiên, cúm thường với Corona virus đều có thể dẫn đến bệnh cảnh nặng và biến chứng, những đối tượng có nguy cơ cao nhất bao gồm: Người cao tuổi, những người bệnh nền, trẻ sơ sinh và trẻ em, phụ nữ mang thai.
Các biến chứng của COVID-19 và bệnh cúm bao gồm: viêm phổi, suy hô hấp, hội chứng suy hô hấp cấp tính, nhiễm trùng huyết, tổn thương tim (ví dụ: đau tim và đột quỵ), suy đa tạng (suy hô hấp, suy thận, sốc); tình trạng bệnh mãn tính trở nên nặng hơn (liên quan đến phổi, tim, hệ thần kinh hoặc bệnh tiểu đường); viêm tim, não hoặc các mô cơ; nhiễm trùng thứ phát.
So với bệnh cúm, COVID-19 có thể gây ra nhiều bệnh nghiêm trọng hơn ở một số người, thậm chí dẫn đến nhập viện và tử vong ngay cả ở những người khỏe mạnh. Một số người nhiễm COVID-19 sau khi xuất viện vẫn có thể có một số vấn đề sức khỏe hậu COVID hoặc hội chứng viêm đa hệ thống.
Một người có thể bị cúm, cũng như các bệnh đường hô hấp khác và COVID-19 cùng một lúc. Không giống như với SARS-CoV-2, người dân có khả năng miễn dịch tự nhiên đối với bệnh cúm sau nhiều năm tiếp xúc với các chủng virus cúm khác nhau. Tuy nhiên, cũng giống như SARS-CoV-2, virus cúm vẫn không ngừng đột biến, thay đổi, các chủng virus cúm mới xuất hiện luôn có khả năng gây dịch bệnh và thậm chí là đại dịch cúm.
Ngoài ra nếu khả năng miễn dịch của con người đối với bệnh cúm suy giảm trong thời kỳ đại dịch do ít phơi nhiễm, chúng ta có thể dễ mắc bệnh cúm hơn khi tiếp xúc với virus cúm. Mặc dù không biết chính xác thời gian, nhưng các chuyên gia dịch tễ học tại CDC cho biết người dân có thể dễ bị nhiễm virus hơn khi cúm mùa quay trở lại.
VTV

CHĂM SÓC TRẺ NGÀY NẮNG NÓNG

CHĂM SÓC TRẺ NGÀY NẮNG NÓNG

 09:31 07/07/2022

Trong mùa nắng nóng nhiệt độ môi trường tăng cao ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của trẻ, đặc biệt khiến cơ thế trẻ mất nước. Kết hợp với sức đề kháng chưa hoàn thiện nên rất dễ mắc các bệnh lý khác nhau.
1. Thời tiết nắng nóng ảnh hưởng như thế nào đến trẻ?
Khi nhiệt độ môi trường tăng cao, cơ thể trẻ sẽ làm mát bằng cách tăng tiết nhiều mồ hôi để giải nhiệt, do đó cơ thể trẻ dễ bị mất nước kèm theo rối loạn các chất điện giải.
Ngoài ra, hệ thống miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện, sức đề kháng yếu kém kèm với thời tiết nắng nóng rất dễ làm trẻ bị mắc bệnh và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của trẻ nhỏ.
2. Các bệnh lý hay gặp mùa nắng nóng
2.1 Tiêu chảy cấp
Tiêu chảy sẽ càng làm trẻ mất nước, điện giải nhiều hơn bên cạnh tăng tiết mồ hôi do nắng nóng, điều đó ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ.
2.2 Nhiễm siêu vi
Các bệnh do siêu vi gây ra như tay chân miệng, sởi, cúm, thủy đậu... thường xuất hiện vào mùa nắng nóng. Khi đó, trẻ sẽ xuất hiện các dấu hiệu như sốt, phát ban, nhức đầu, nhức mắt, biếng ăn, mệt mỏi hay lừ đừ... Nếu bố mẹ không biết cách chăm sóc trẻ ngày nắng nóng cũng như trẻ không được điều trị thích hợp có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm khác nhau.
3. Cách chăm sóc trẻ ngày nắng nóng
3.1 Cho trẻ nằm điều hòa hợp lý
Đa số các gia đình có trẻ nhỏ sẽ đối phó với thời tiết nắng nóng bằng cách cố gắng tạo mọi điều kiện cho trẻ nằm điều hòa càng nhiều càng tốt, đôi khi là cho trẻ sinh hoạt, vui chơi hoàn toàn trong phòng máy lạnh.
Tuy nhiên, cách chăm sóc trẻ ngày nắng nóng này đôi khi sẽ phản tác dụng nếu bố mẹ bé không chú ý những nguyên tắc cơ bản hoặc lạm dụng máy điều hòa quá mức và càng gây ảnh hưởng nhiều hơn đến sức khỏe của bé.
Đầu tiên, không nên cho trẻ nằm điều hòa trong thời gian kéo dài quá lâu (thường là trên 4 tiếng), chỉ nên cho bé nằm điều hòa 2-3 tiếng mỗi lần. Vì khi trẻ ở trong nhiệt độ quá lạnh trong thời gian dài sẽ làm cho đường hô hấp của trẻ sẽ bị khô, từ đó làm cho sức đề kháng đường hô hấp suy giảm.
Kết hợp với mùa nắng nóng là thời điểm bùng phát các loại siêu vi sẽ làm trẻ dễ bị bệnh viêm đường hô hấp cấp tính như: Viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản... và sức khỏe của trẻ sẽ càng xấu hơn nữa.
Ngoài ra, nếu bố mẹ áp dụng cách chăm sóc trẻ ngày nắng nóng bằng cách cho trẻ nằm điều hòa thì nhiệt độ của máy lạnh nên để từ 26-28 độ C. Sức chịu đựng của trẻ rất kém vì vậy nên bật điều hòa trước 3 phút khi sử dung điều hòa, trước khi cho con vào phòng sử dụng điều hòa mẹ cần bật điều hòa để cao hơn nhiệt độ bình thường để quen dần sau đó mới hạ xuống nhiệt độ 26-28 độ C, hoặc sau khi cho trẻ ra ngoài thì cần tắt điều hòa và mở cửa cho con quen dần với nhiêt độ môi bên ngoài khoảng 3 phút sau đó mới cho trẻ ra ngoài . Bên cạnh đó, nên bổ sung nước cho trẻ đầy đủ để tránh bị khô họng, mất nước.
3.2 Vệ sinh cá nhân sạch sẽ
Nên tập cho trẻ những thói quen vệ sinh tốt như rửa tay sạch sẽ, đúng cách trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và sau khi chơi đùa. Điều này sẽ góp phần loại bỏ hiệu quả những tác nhân gây bệnh nguy hiểm ẩn chứa trong chính đôi bàn tay của trẻ.
Tắm cũng là một cách hạ nhiệt cơ thể. Tuy nhiên, bố mẹ nên lưu ý không cho bé tắm nhiều, ngâm mình lâu trong bể bơi, bồn tắm.
3.3 Bổ sung nước đầy đủ
Một cách chăm sóc trẻ ngày nắng nóng cơ bản nhất chính là bổ sung lượng nước mà trẻ bị mất qua mồ hôi.
Để bổ sung lượng nước cần thiết, ngoài nước lọc thông thường thì nên cho trẻ sử dụng các loại nước uống giàu khoáng chất và vitamin như: Nước ép trái cây, nước cam tươi, nước dừa tươi, nước rau má, nước mía... vừa giúp bù nước vừa giúp bổ sung các chất điện giải bị mất khi cơ thể giải nhiệt.
Ngoài ra, biện pháp chăm sóc trẻ sơ sinh ngày nắng nóng hiệu quả nhất đó là tăng cường bú mẹ, giúp tránh mất nước và giúp chủ động nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời, chứa các dưỡng chất quan trọng và lượng kháng thể dồi dào, giúp trẻ luôn khỏe mạnh.
3.4 Không để trẻ chơi đùa ngoài trời nắng quá lâu
Bố mẹ không nên để trẻ chơi đùa, hoạt động bên ngoài trời nắng nóng quá lâu, nhất là thời điểm nắng gay gắt nhất (từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều). Nếu có việc cần đi ra ngoài thì nên cho trẻ đội mũ, nón rộng vành, che kín toàn thân để hạn chế ánh nắng trực tiếp gây hại cho trẻ.
3.5 Một số cách chăm sóc trẻ ngày nắng nóng khác
• Tập thói quen mang khẩu trang cho trẻ mỗi khi ra đường.
• Bố mẹ nên cho trẻ mặc những bộ quần áo thoáng mát, chất liệu vải mềm và thấm hút tốt. Việc lựa chọn quần áo mặc cũng có ý nghĩa quan trọng giúp cơ thể được thoải mái, dễ chịu.
• Cha mẹ nên lau mồ hôi thường xuyên cho con
• Nếu quần áo con đang mặc bị ướt mồ hôi thì cần thay quần áo khô.
Thời tiết nắng nóng rất có thể làm cơ thể của trẻ bị mất nước. Vì thế, ngoài việc cung cấp đầy đủ chế độ dinh dưỡng thì các bậc cha mẹ cũng cần chú ý chăm sóc con khi nằm điều hòa, vệ sinh thân thể,... Nếu thấy trẻ có dấu hiệu bất thường cần đưa ngay đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị.
Để phòng tránh các bệnh lý mà trẻ nhỏ dễ mắc phải trong mùa nắng nóng, cha mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Đồng thời bổ sung thêm thực phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B,... giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường đề kháng để trẻ ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

 

Bữa
chính
Nhà trẻ + Mẫu giáo Cơm trắng 
Thịt bò hầm khoai
Canh rau ngót nấu thịt 
Dưa hấu
Bữa
 phụ
Nhà trẻ + mẫu giáo   Cháo vịt
 
Chiều  Nhà trẻ + Mẫu giáo Sữa bột Nuti
 
  • 23
    23
  • 22
    22
  • 21
    21
  • 20
    20
  • 19
    19

Ảnh mới

kids

ban

Điện thoại

  • Mầm Non Dương Nội
    024.33581510

Thăm dò dư luận

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

Thống kê

  • Đang truy cập23
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm19
  • Hôm nay4,035
  • Tháng hiện tại85,020
  • Tổng lượt truy cập31,808,895
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây