PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ ĐÔNG - HÀ NỘI
TRƯỜNG MẦM NON DƯƠNG NỘI
11:19 16/07/2022
Trẻ em có thể học hỏi qua nhiều con đường khác nhau:
- Trẻ học bằng cách tự chơi và khám phá, nhận thức thế giới xung quanh bằng cách kết nối các giác quan và tri giác.
- Trẻ học hỏi thông qua kinh nghiệm sống hàng ngày.
- Trẻ còn học thông qua các giác quan. Và giác quan có vai trò rất lớn đối với việc hình thành và phát triển các chức năng trí tuệ của trẻ thông qua việc tri giác thế giới xung quanh bằng tất cả các kênh kết nối như: sờ nắn, nhìn, nghe, ngửi, nếm.
Chính vì vậy, việc phát triển các giác quan cho trẻ là một trong những yếu tố quan trọng ở trường mầm non như: Thị giác, thính giác, vị giác, khướu giác, xúc giác.
- Phát triển thị giác (khả năng nhìn): Gần 80% kiến thức về thế giới xung quanh được con người tiếp nhận thông qua đôi mắt. Do vậy việc phát triển khả năng nhìn sẽ giúp trẻ thu nhận được nhiều kiến thức xung quanh hơn.
- Phát triển thính giác (khả năng nghe): Những âm thanh trẻ nghe được sẽ quyết định về sắc thái tình cảm của trẻ trong các tình huống. Phát triển thính giác sẽ giúp trẻ học ngôn ngữ nói tốt hơn.
- Phát triển vị giác (khả năng cảm nhận qua lưỡi): cảm nhận vị ngọt, chua, mặn và đắng hoặc các cảm giác thức ăn qua lưỡi: ướt, khô, giòn, xốp, mềm, cứng, dai, cay, lạnh, nóng…
- Phát triển khứu giác (khả năng phân biệt mùi): phát triển khả năng cảm nhận thông qua mũi (thơm, hôi...), luyện thở bằng mũi: hít không khí vào mũi và thở ra bằng miệng…
- Phát triển xúc giác: Muốn xúc giác của trẻ nhanh nhạy và phản ứng linh hoạt cần có sự rèn luyện. Một số bài tập cảm nhận dành cho các con ở trường như:
– Luyện về cảm giác sờ, chạm nhiệt độ: nóng, lạnh
– Sờ vào đồ vật có độ trơn nhám, sần sùi, cứng, mềm...
– Sờ các loại trái cây và đoán xem trái đó như thế nào (mềm, cứng, gai…)
– Luyện về cảm giác cơ học: đau, buốt
– Phát triển khả năng thụ cảm: cảm nhận qua da.
Mời bố mẹ cùng xem một số hình ảnh các bé đang khám phá hoa loa kèn nhé.!
07:58 06/07/2022
- Thiên nhiên là môi trường học tập đầu đời giúp trẻ học hỏi phát huy tối đa tiềm năng bẩm sinh
-Chơi đùa ngoài thiên nhiên mang lại cho trẻ rất nhiều lợi ích. Trước tiên về thể chất, vận động tích cực sẽ giúp bé tránh được thừa cân, béo phì – căn bệnh của thời hiện đại với nhiều nguy cơ về tiểu đường, rối lọan lipid máu, xơ mỡ động mạch mà không đợi đến tuổi trưởng thành. Chạy nhảy ngoài thiên nhiên còn kích thích sự phát triển của sụn tiếp hợp ở các đầu xương dài làm cho bé hoàn thiện chiều cao tối ưu.
- Quan trọng hơn, thiên nhiên giúp liên tục kích thích và phát triển các giác quan đang cần hoàn thiện của trẻ. Trẻ có thể khám phá, nhìn, nghe, sờ, ngửi,... biết bao điều mới lạ từ thế giới bên ngoài! Ở trẻ nhỏ, mỗi lần tương tác hoặc khám phá thế giới xung quanh đòi hỏi phải có sự phối hợp giữa hai hay nhiều hơn nữa các giác quan. Sự phối hợp này sẽ khiến các synapse thần kinh được gia tăng kết nối, tiếp nhận dẫn truyền thông tin diễn ra nhanh hơn, các vùng chức năng não phải hoạt động liên tục để xử lý thông tin, từ đó, tăng cường khả năng nhận biết.
- Những trải nghiệm từ giác quan chính là cách thức học hỏi tốt nhất, đồng thời cũng làm tăng khả năng ghi nhớ của não bộ. Vì thế, hoạt động ngoài trời được các nhà khoa học đánh giá cao trong việc giúp bé phát triển tối ưu nhận thức của mình trong những năm đầu đời như tiền đề cho tiềm năng tối ưu của trẻ trong tương lai!
Bữa chính |
Nhà trẻ + Mẫu giáo | Cơm trắng |
Thịt chả thập cẩm | ||
Bí đỏ xào | ||
Canh rau thập cẩm nấu thịt | ||
Sữa chua | ||
Bữa phụ |
Nhà trẻ | Cơm, Trứng đúc thịt, Canh bí nấu thịt, Dưa hấu |
Mẫu giáo | Mỳ chũ thịt gà | |
Chiều | Nhà trẻ + Mẫu giáo | Sữa bột Nuti |