12 TUYỆT CHIÊU VỪA NẰM VỪA CHƠI MÀ CON CỰC VUI

12 TUYỆT CHIÊU VỪA NẰM VỪA CHƠI MÀ CON CỰC VUI

 15:52 04/08/2022

Những trò này sẽ thích hợp với các ông bố- những người có tấm lưng to, chắc nịch và thường rất… lười.
1. Cái gì trên mông của tôi: Bạn nằm thoải mái trên ghế hoặc sàn nhà. Con sẽ tìm những đồ vật quanh nhà và đặt chúng lên phía sau của bạn. Mỗi lần con đặt, bố sẽ hỏi: Ối giời ơi, cái gì trên mông của tôi? Và sau đó sẽ đoán. Nếu bạn nói bằng giọng hài hước thì con sẽ cười như nắc nẻ cho mà xem.
2. Âm thanh kì bí: Với những bạn từ 5 tuổi trở lên, hãy hướng dẫn con cách ghi âm trên điện thoại. Sau đó con đi quanh nhà để ghi lại 10 âm thanh khác nhau. Rồi sau đó con sẽ bật lại và bạn đoán đó là âm thanh gì. ( hãy cẩn thận vì điện thoại có thể rơi vào bồn cầu chỉ vì con rất muốn ghi lại âm thanh xả nước).
3. Những đám mây bồng bềnh: Đây là trò chơi phải sử dụng trí tưởng tượng. Nằm xuống với con, nhìn lên trần nhà và thì thầm: Chà nhìn những đám mây tuyệt đẹp/ Mẹ có thể nhìn thấy những bông hoa hướng đương… Cứ nói về những gì bạn “nhìn thấy” và rồi con bạn cũng sẽ “nhìn thấy” gì đó của riêng con.
4. Ngắm sao: Bạn dùng cái chao đèn và đèn pin, thêm một ít đồ chơi nhỏ của con nữa. Bây giờ nằm xuống, tắt điện và dùng đèn pin chiếu qua chao đèn, trần nhà sẽ thành đêm đầy sao. Và nếu bạn chiếu qua cả đồ chơi, ví dụ như con ngựa thì bầu trời đêm có ngựa đang dạo chơi đó.
5. Đừng đánh thức người khổng lồ: Với những đồ chơi bằng nhựa nhỏ, hãy nằm xuống và để con xếp lên lưng hoặc lên bụng. Hãy miêu tả rằng đây là một sa mạc/ thảo nguyên/ bãi đỗ xe và ở đó có một người khổng lồ đang ngủ. Và con hoàn toàn không biết điều đó. Con có thể cho ô tô chạy, cho máy bay lộn nhào… nhưng hãy cẩn thận vì không biết là người khổng lồ sẽ thức dậy vào lúc nào đâu.
6. Người mẫu: Hãy thành người làm mẫu cho tác phẩm của con. Bạn có thể nằm trên ghế, nhớ dặn con vẽ mái tóc bù xù hoặc đôi mắt nhắm tịt. Thỉnh thoảng tăng độ khó bằng việc cầm sách trên tay hoặc đắp mặt nạ.
7. Lăn, lăn, lăn: Bạn biết không, lăn lộn trên sàn là cách tuyệt vời để trẻ em điều chỉnh các kĩ năng phát triển liên quan đến thăng bằng, phối hợp. Bạn chỉ cần nằm trên ghế và yêu cầu con, ví dụ: Hãy lăn thẳng như cái bút chì ( khó lắm chứ không đùa đâu vì trẻ thường có xu hướng lăn nửa trên trước rồi đến chân); Lăn với hai tay trên đầu và giữ chặt một con thú bông…
8. Thám tử đồ vật: Bạn nằm xuống nơi nào đó thoải mái và nói: Tôi muốn bạn tìm thứ gì đó có hình vuông/ thứ gì đó có chuông/ thứ gì đó màu đỏ. Hoặc bạn cũng có thể cho con xem hình vẽ của vật gì đó để con đi tìm và tất nhiên, sau khi tìm xong phải đặt về vị trí cũ.
9. Gắp nhẹ nhàng: Bạn đặt đồ vật lên người sau đó yêu cầu con dùng nhíp để gắp ra thật nhẹ. Đây là cách giúp con phát triển cơ nhỏ ở tay, tốt cho việc cầm bút của con.
10. Khủng long hóa thạch: Bạn tự biến thành một con khủng long hóa thạch. Nhiệm vụ của con- một nhà khảo cổ học là dùng bàn chải nhỏ, các công cụ nhỏ khác để làm sạch cho hóa thạch. Yên tâm là sẽ được vần vò đủ kiểu cho đến khi đầu óc của bạn rối bù lên.
11. Quái vật bị giam: Bạn nằm sau đó con sẽ dùng chăn và gối để “giam” quái vật. Đừng ngủ quên trong đó, thỉnh thoảng hãy gầm gừ và phá nhà giam để con làm lại.
12. Nhạc cụ kì lạ: Hãy nằm nghiêng để làm đàn violon, nằm nghiêng và tay duỗi thẳng phía trước làm đàn piano, dùng bụng làm trống. Sau đó con sẽ chạm vào và các nhạc cụ sẽ phát ra những âm thanh khác nhau.
Nguồn: Phan Hồ Điệp

QUY TẮC 4 ẤM - 1 LẠNH ĐỂ BẢO VỆ TRẺ NHỮNG NGÀY RÉT

QUY TẮC 4 ẤM - 1 LẠNH ĐỂ BẢO VỆ TRẺ NHỮNG NGÀY RÉT

 15:56 02/11/2021

Quy tắc 4 ấm – 1 lạnh bảo vệ trẻ những ngày rét.
☔️☔️☔️ Mấy ngày gần đây thời tiết đang duy trì nền nhiệt độ khá thấp. Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi chưa biết điều chỉnh thân nhiệt phù hợp với nhiệt độ môi trường. Vì vậy, bố mẹ cần biết cách giữ ấm cho bé để duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định mà vẫn thấy thoải mái, đặc biệt là vào ban đêm và đi ra ngoài. Vậy bố mẹ hãy cùng áp dụng “Nguyên tắc 4 ấm 1 lạnh” này nhé!
❤️❤️❤️ Nguyên tắc ” 4 ấm ” mẹ cần giữ cho trẻ giữ ấm bụng, ấm tay, ấm chân và ấm lưng cho trẻ. Mẹ cần phải giữ ấm 4 vị trí này cho trẻ và khi cho trẻ mặc quần áo xong mẹ nên kiểm tra xem các vị trí này đã đủ ấm hay chưa.
– Giữ bàn tay ấm : giữ ấm cho tay bé không đổ mồ hôi.
– Giữ cho lưng bé ấm : mẹ nên giữ cho bé vừa đủ ấm. Nếu lưng bé bị đổ mồ hôi, nếu mẹ không lau mồ hôi cho trẻ mồ hôi sẽ dễ thấm ngược vào cơ thể để trẻ không bị nhiễm lạnh
.– Giữ cho bụng bé ấm: điều này giúp bảo vệ dạ dày của trẻ. Nếu dạ dày và bé bị bụng lạnh sẽ làm ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa cũng như hấp thụ thức ăn của trẻ
.– Giữ cho bàn chân bé ấm : chân là nơi chứa rất nhiều mạch và huyệt. Đây cũng là nơi nhạy cảm nhất trên cơ thể của bé. Nếu chân của bé bị lạnh bé rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp như ho, cúm….
❤️❤️❤️ Nguyên tắc ” 1 lạnh ” đó là để hở phần đầu của trẻ. Trong mùa lạnh mẹ không nhất thiết phải trùm kín mít cho trẻ nhất là khi trẻ đang bị sốt. Mùa đông mẹ chỉ cần nên giữ cho đầu bé được thoáng mát và thoải mái. Khi bé ra đường, mẹ nên chú ý đội cho bé một chiếc mũ để tránh gió cho bé là được.
ST.

 

Bữa
chính
Nhà trẻ + Mẫu giáo Cơm trắng 
Thịt bò hầm khoai
Canh rau ngót nấu thịt 
Dưa hấu
Bữa
 phụ
Nhà trẻ + mẫu giáo   Cháo vịt
 
Chiều  Nhà trẻ + Mẫu giáo Sữa bột Nuti
 
  • 23
    23
  • 22
    22
  • 21
    21
  • 20
    20
  • 19
    19

Ảnh mới

kids

ban

Điện thoại

  • Mầm Non Dương Nội
    024.33581510

Thăm dò dư luận

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

Thống kê

  • Đang truy cập29
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm27
  • Hôm nay3,145
  • Tháng hiện tại84,130
  • Tổng lượt truy cập31,808,005
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây