PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ ĐÔNG - HÀ NỘI
TRƯỜNG MẦM NON DƯƠNG NỘI
15:15 22/04/2023
Hoạt động khám phá khoa học giúp trẻ phát triển những kỹ năng nhận thức, kỹ năng xã hội, khả năng tìm tòi, quan sát, phân nhóm, phân loại, phán đoán, giải quyết vấn đề và đưa ra kết luận về các sự vật hiện tượng đã quan sát, tiếp xúc. Qua đó, hiểu biết của trẻ về đối tượng được củng cố và chính xác hơn, ngôn ngữ được phát triển. Trên cơ sở đó hình thành cho trẻ thái độ sống tích cực trong môi trường, trong đó mục tiêu phát triển kỹ năng là mục tiêu cơ bản!
16:29 19/07/2022
Vào những ngày thời tiết thuận lợi, tiết học ngoài trời là một trong những giờ vui chơi mà các con hứng thú và quan tâm nhất. Vui chơi là hoạt động cho các con được học mà chơi, chơi mà học. Đây là khoảng thời gian mang lại cho các bé nhiều niềm vui và kiến thức về thế giới xung quanh bằng cách tiếp xúc, tìm hiểu, khám phá và quan sát.
- Thông qua các hoạt động đi bộ hay chạy nhảy ngoài trời các con phát huy được tính tích cực, chủ động của mình, các con được thoả mãn về các nhu cầu vận động, tính tò mò khám phá những điều mới lạ từ thiên nhiên. Qua đó các con được tăng thêm vốn sống, phát triển thể chất, tình cảm quan hệ xã hội nhằm hình thành nhân cách toàn diện cho trẻ. Đồng thời, các con có được sự thoải mái dễ chịu khi được ra ngoài hít thở không khí trong lành của thiên nhiên xung quanh.
- Bố mẹ hãy cùng ngắm nhìn các bạn nhỏ vui như thế nào khi được ra ngoài trời nhé!
09:10 11/07/2022
Virusrota là nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy - căn bệnh phổ biến ở trẻ em và có tỷ lệ tử vong cao. Biết được con đường lây lan virus rota ở trẻ em sẽ giúp cha mẹ có cách phòng tránh hiệu quả và an toàn.
1. Virus rota có lây không?
Trẻ em là đối tượng có thể bị nhiễm virus rota một đến vài lần trong đời, lần lây nhiễm đầu tiên có thể xuất hiện từ tháng thứ 3 cho đến khi trẻ được 3 tuổi. Việc nhiễm virus tái diễn sẽ giúp làm tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên cho trẻ.
Virus rota có lây không là thắc mắc của rất nhiều bậc phụ huynh. Trên thực tế, virus rota thường sống trong môi trường ô nhiễm và có thể lây lan qua những thực phẩm hay vật dụng nhiễm bẩn. Khi virus xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ qua đường tiêu hóa và lây lan từ người này sang người khác qua tiếp xúc tay - miệng hoặc với phân của người bị nhiễm bệnh.
Loại virus rota gây bệnh ở trẻ em có thể sống rất lâu ngoài môi trường và có thể khiến trẻ bị nhiễm bệnh thông qua việc sờ hoặc chạm vào các vật dụng, bàn tay bị nhiễm bệnh, thức ăn hoặc đồ uống có dính virus. Người và một số động vật như trâu, bò, chó, cừu, khỉ.... đều có thể là ổ chứa virus, chúng có thể gây bệnh trên một số loại động vật này từ lúc chưa trưởng thành và lây sang con người. Đặc biệt, rotavirus ở động vật có khả năng lây truyền trực tiếp từ người sang người hoặc tái tổ hợp với các chủng rota gây bệnh trên cơ thể người.
Theo nghiên cứu thì mỗi 1ml phân của trẻ bị tiêu chảy cấp do virus rota có thể chứa tới hơn 1.000 tỷ Rotavirus (trẻ chỉ cần nhiễm khoảng 10 virus rota là có thể nhiễm bệnh). Phân của trẻ bị bệnh khi thải ra ngoài môi trường có thể bám trên bề mặt các vật cứng đến vài tuần và bám trên tay vài giờ, nếu trẻ không bị bệnh tiếp xúc trực tiếp với những nguồn này và đưa vào miệng thì sẽ bị nhiễm bệnh virus rota ở trẻ em.
2. Ai có nguy cơ nhiễm virus rota?
Virus rota ở trẻ em là loại có tính lây lan rất cao, đặc biệt là đối tượng trẻ em dưới 5 tuổi rất dễ mắc phải căn bệnh này. Theo thống kê thì hầu như tất cả trẻ em đều có khả năng bị phơi nhiễm với rotavirus trong những năm tháng đầu đời.
Lứa tuổi dễ mắc tiêu chảy cấp do virus rota là từ 6 tháng đến 36 tháng. Bệnh nếu gặp ở đối tượng người trưởng thành thì thường không có triệu chứng. Tại Việt Nam, nếu như ở miền Bắc, tỷ lệ mắc tiêu chảy do virus rota tăng cao vào mùa đông xuân và cao nhất từ tháng 9 đến tháng 11 thì ở miền Nam căn bệnh này không phụ thuộc theo mùa.
Rất nhiều bậc phụ huynh không biết virus rota lây qua đường nào, điều này càng làm cho tỷ lệ trẻ nhiễm bệnh tăng cao vì khả năng phòng bệnh kém. Thông thường thì trẻ dưới 3 tháng tuổi rất ít khi mắc tiêu chảy cấp do virus rota vì có sẵn kháng thể ở cơ thể mẹ truyền cho như kháng thể tiết IgA, kháng thể dịch thể....
3. Các yếu tố nguy cơ khiến trẻ mắc virus rota
Virus rota ở trẻ em có thể tồn tại rất lâu trong môi trường, trẻ sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh nếu:
• Bú bình nhưng không đảm bảo vệ sinh, bình chưa được tiệt trùng kỹ.
• Mẹ cho trẻ ăn bổ sung không đúng phương pháp (thức ăn để lâu, bị ô nhiễm trước và sau khi chế biến).
• Trẻ sử dụng nước uống không đảm bảo hoặc nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm.
• Sử dụng thức ăn chế biến bởi dụng cụ hoặc tay người chế biến có chứa nguồn bệnh.
• Chất thải đã nhiễm bệnh không được xử lý đúng cách.
• Trẻ không được rửa tay sạch sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn.
Tiêu chảy cấp do virus rota ở trẻ em có thể được chẩn đoán chính xác thông qua thăm khám lâm sàng và kết quả xét nghiệm phân. Hiện nay, biện pháp phòng ngừa virus rota ở trẻ em hiệu quả nhất chính là tiêm vắc-xin phòng bệnh.
08:00 10/06/2022
CHA MẸ LƯU Ý: BÙNG PHÁT DỊCH NÔN, TIÊU CHẢY Ở TRẺ EMQuý vị phụ huynh thân mến, hiện nay số lượng trẻ em đến khám điều trị ở các cơ sở y tế có chiều hướng gia tăng với triệu chứng nôn và tiêu chảy. Nhiều người lo ngại liệu có phải nguyên nhân do hậu COVID-19 hay không? Hoặc có thể xảy ra một dịch bệnh liên quan đến đường tiêu hóa ở trẻ em?Có nhiều nguyên nhân gây đau bụng và nôn ở trẻ em. Khi trẻ đau bụng và nôn nhiều hoặc kéo dài, cha mẹ cần cho trẻ đi khám tại các cơ sở Nhi khoa để điều trị hợp lý tránh các biến chứng do tình trạng bệnh kéo dài.Đặc biệt với những trẻ có tiền sử đã mắc COVID-19 hoặc tiếp xúc với người mắc COVID-19, sống trong vùng dịch, cha mẹ cũng cần lưu ý các biểu hiện đau bụng và nôn. Kết quả từ các nghiên cứu trên thế giới cho thấy 30-40% trẻ em nhiễm COVID-19 có biểu hiện triệu chứng tiêu hóa như nôn, đau bụng, tiêu chảy. Sau nhiễm COVID-19 từ 4-6 tuần khoảng 10% trẻ có biểu hiện đau bụng, nôn.Trước diễn biến tình trạng bệnh có khả năng lây lan Ban giám hiệu trường mầm non Dương Nội gửi thông báo để cùng phối kết hợp phòng bệnh cho trẻ: * Về phía nhà trường:- Thường xuyên hướng dẫn trẻ rửa tay bằng xà phòng và nước sạch, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.- Thực hiện vệ sinh, khử khuẩn trường lớp thường xuyên theo đúng quy định của sở y tế - Cho trẻ ăn uống hợp vệ sinh, ăn chín uống sôi, đảm bảo ATVSTP* Về phía gia đình:- Cần hướng dẫn trẻ rửa tay bằng xà phòng và nước sạch thường xuyên.- Nếu trẻ có triệu chứng nôn trớ, tiêu chảy kéo dài cần đưa đến cơ sở y tế kiểm tra.- Giữ mối liên lạc chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường.Trên đây là một vài thông tin về triệu chứng nôn, tiêu chảy ở trẻ em đang có nguy cơ thành dịch, rất mong các bậc CMHS lưu tâm để phòng tránh cũng như kịp thời xử lý cho con em mình khi gặp các triệu chứng tương tự.Chúc các em bé Mầm non Dương Nội và gia đình có một mùa hè khoẻ mạnh, nhiều niềm vui!
15:59 14/09/2021
* Trẻ em cần phải được giáo dục về kĩ năng nhận thức được những rủi ro liên quan đến điện. - Các bậc cha mẹ ngay hôm nay hãy hành động để tránh những sự cố đáng tiếc xảy ra ảnh hưởng đến sức khoẻ và sự an toàn của trẻ :
➡️ Kiểm tra lại các thiết bị điện trong nhà, đảm bảo các dây điện không hở và tránh xa khí hoặc bất kì nguồn nhiệt nào khác.
➡️ Dạy trẻ nhận biết những vật dụng, chất liệu có thể dẫn điện gây giật điện nguy hiểm đến tính mạng : như các vật dụng bằng kim loại, nước…và các chất liệu có khả năng cách điện như : vải, nhựa, gỗ…để hỗ trợ xử lí sự cố về điện.
➡️ Không sử dụng thiết bị điện khi tay ướt: như dùng tay ấn nồi cơm điện, bật quạt,...
➡️ Không được chạm tay vào dây điện nứt, ổ điện hở,...
➡️ Không tự ý dùng bất cứ vật gì tác động vào ổ cắm, nguồn điện của các thiết bị điện.
➡️ Khi gặp sự cố về điện như chập điện, cháy, nổ.. Trẻ cần tránh xa thật nhanh và hô to, tìm ngay sự hỗ trợ từ người lớn.
➡️ Khi thấy người khác có khả năng bị điện giật không chạy ngay vào cứu bởi cơ thể mình cũng dẫn điện và sẽ bị điện giật cùng, trẻ phải tìm cách ngắt nguồn điện an toàn và gọi người lớn hỗ trợ.
➡️ Để đảm bảo an toàn, cần lắp đặt những thiết bị điện ở xa tầm với của trẻ, tránh sự tiếp xúc gần dễ xảy ra những sự cố. Cha mẹ cũng cần chủ động sử dụng những thiết bị điện thông minh, chuyên dụng có khả năng tự ngắt, hay dùng những thiết bị có nắp che phần ổ cắm cũng như để những món đồ nguy hiểm tránh xa tầm tay trẻ em. Ngoài ra, với các thiết bị điện trong nhà, cha mẹ nên sử dụng những biểu tượng cảnh báo để tạo thói quen cho trẻ nhỏ.✅
Những lưu ý khi sơ cứu trẻ bị điện giật:
- Tuyệt đối không để nạn nhân bị ngã và gây ra tổn thương nghiêm trọng hơn.
- Không được chạm vào nạn nhân khi chưa ngắt nguồn điện, không được dùng tay không để kéo nạn nhân ra khỏi nguồn điện vì có thể bạn sẽ bị điện giật.
- Phải giữ cho mình một tâm thái thật bình tĩnh, tránh hoảng loạn để đảm bảo sơ cứu an toàn cho nạn nhân.
Trên đây là những thông tin bổ ích cho những gia đình đang có trẻ nhỏ. Việc thường xuyên nhắc nhở, dạy trẻ những thông tin trên là cách tốt nhất để hạn chế những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.
Chúng ta hãy dành cho con trẻ môi trường học tập an toàn và trang bị cho con những kỹ năng cần thiết nhất trong cuộc sống
15:00 30/11/2020
Khi mới sinh ra, đứa trẻ nào cũng nhận được sự bao bọc kĩ càng của bố mẹ và những người thân yêu nhất. Gia đình là môi trường an toàn cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, cùng với thời gian, trẻ lớn lên cũng đồng nghĩa với việc sẽ tiếp xúc với nhiều môi trường khác nhau, ngoài môi trường gia đình. Trong khi đó, bố mẹ không thể lúc nào cũng ở bên trẻ 24/24 vì vậy cần dạy trẻ biết cách bảo vệ bản thân để trẻ nhận thức về những mối nguy hiểm hay các đối tượng nguy hiểm.
Bữa chính |
Nhà trẻ + Mẫu giáo | Cơm trắng |
Tôm rim thịt | ||
Bắp cải xào | ||
Canh củ thập cẩm nấu thịt | ||
Dưa hấu | ||
Bữa phụ |
Nhà trẻ + Mẫu giáo | Chè đậu xanh hạt sen Sữa bột Nuti |
Chiều | Nhà trẻ + Mẫu giáo | Sữa bột Nuti |