HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH CỦA CÁC BÉ LỚP D3

HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH CỦA CÁC BÉ LỚP D3

 10:52 19/10/2023

- Hoạt động tạo hình có một ý nghĩa rất lớn với sự phát triển toàn diện của trẻ. Qua hoạt động tạo hình, các cô giáo giúp trẻ phát triển khả năng tri giác đồ vật về: hình dáng, cấu trúc, màu sắc, hình thành ở trẻ các thao tác tư duy, phát triển khả năng sáng tạo của trẻ.
- Đồng thời, hoạt động tạo hình còn giúp bé phát triển các khớp ngón tay, cổ tay, giúp bé linh hoạt, khéo léo và hình thành các đức tính tốt như: Yêu thích cái đẹp, mong muốn tạo ra cái đẹp.
- Với mỗi giờ tạo hình của các bé nhà trẻ, cô giáo luôn chú ý hướng dẫn để các con hình thành kỹ năng tốt nhất, góp phần phát triển toàn diện cho trẻ.

HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH LỚP MẪU GIÁO BÉ

HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH LỚP MẪU GIÁO BÉ

 14:07 07/11/2022

Hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non chính là một phương tiện phát triển thẩm mỹ, giúp trẻ hình thành những cơ sở ban đầu về hoạt động học tập, đồng thời phát triển các chức năng tâm lý và khả năng tri giác các sự vật hiện tượng xung quanh.
- Từ đó giúp trẻ phát triển tư duy, trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo và niềm yêu thích được tạo ra cái đẹp.

PHÁT TRIỂN CÁC GIÁC QUAN CHO TRẺ

PHÁT TRIỂN CÁC GIÁC QUAN CHO TRẺ

 11:19 16/07/2022

Trẻ em có thể học hỏi qua nhiều con đường khác nhau:
- Trẻ học bằng cách tự chơi và khám phá, nhận thức thế giới xung quanh bằng cách kết nối các giác quan và tri giác.
- Trẻ học hỏi thông qua kinh nghiệm sống hàng ngày.
- Trẻ còn học thông qua các giác quan. Và giác quan có vai trò rất lớn đối với việc hình thành và phát triển các chức năng trí tuệ của trẻ thông qua việc tri giác thế giới xung quanh bằng tất cả các kênh kết nối như: sờ nắn, nhìn, nghe, ngửi, nếm.
Chính vì vậy, việc phát triển các giác quan cho trẻ là một trong những yếu tố quan trọng ở trường mầm non như: Thị giác, thính giác, vị giác, khướu giác, xúc giác.
- Phát triển thị giác (khả năng nhìn): Gần 80% kiến thức về thế giới xung quanh được con người tiếp nhận thông qua đôi mắt. Do vậy việc phát triển khả năng nhìn sẽ giúp trẻ thu nhận được nhiều kiến thức xung quanh hơn.
- Phát triển thính giác (khả năng nghe): Những âm thanh trẻ nghe được sẽ quyết định về sắc thái tình cảm của trẻ trong các tình huống. Phát triển thính giác sẽ giúp trẻ học ngôn ngữ nói tốt hơn.
- Phát triển vị giác (khả năng cảm nhận qua lưỡi): cảm nhận vị ngọt, chua, mặn và đắng hoặc các cảm giác thức ăn qua lưỡi: ướt, khô, giòn, xốp, mềm, cứng, dai, cay, lạnh, nóng…
- Phát triển khứu giác (khả năng phân biệt mùi): phát triển khả năng cảm nhận thông qua mũi (thơm, hôi...), luyện thở bằng mũi: hít không khí vào mũi và thở ra bằng miệng…
- Phát triển xúc giác: Muốn xúc giác của trẻ nhanh nhạy và phản ứng linh hoạt cần có sự rèn luyện. Một số bài tập cảm nhận dành cho các con ở trường như:
– Luyện về cảm giác sờ, chạm nhiệt độ: nóng, lạnh
– Sờ vào đồ vật có độ trơn nhám, sần sùi, cứng, mềm...
– Sờ các loại trái cây và đoán xem trái đó như thế nào (mềm, cứng, gai…)
– Luyện về cảm giác cơ học: đau, buốt
– Phát triển khả năng thụ cảm: cảm nhận qua da.
Mời bố mẹ cùng xem một số hình ảnh các bé đang khám phá hoa loa kèn nhé.!

 
  Nhà trẻ + Mẫu giáo Cơm trắng
Bữa
chính
Thịt, cá sốt cà chua
Rau cải ngọt xào
Canh bí đao thịt lợn
Nước cam 
Bữa
 phụ
Nhà trẻ Xôi hoàng phố, thịt lợn kho.
Mẫu giáo
Chiều  Nhà trẻ + Mẫu giáo Sữa bột Nuti
 
 
  • 23
    23
  • 22
    22
  • 21
    21
  • 20
    20
  • 19
    19

Ảnh mới

kids

ban

Điện thoại

  • Mầm Non Dương Nội
    024.33581510

Thăm dò dư luận

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

Thống kê

  • Đang truy cập108
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm107
  • Hôm nay2,195
  • Tháng hiện tại164,250
  • Tổng lượt truy cập30,787,660
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây