PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ ĐÔNG - HÀ NỘI
TRƯỜNG MẦM NON DƯƠNG NỘI
11:01 29/08/2022
Đồng cảm là khả năng nhận và hiểu rõ tình cảm, cảm giác và động cơ của người khác. Khả năng này ở mỗi đứa trẻ là khác nhau khi chúng lớn lên. Trên thực tế, bé gái có thể đọc cảm xúc tốt hơn bé trai. Tuy nhiên, cả bé gái và bé trai đều có thể hiểu được cảm xúc của người khác và lúc 2 tuổi và lý do cho những cảm xúc đó lúc 4 tuổi. Khả năng đồng cảm sẽ phát triển và nở rộ bên trong tâm hồn của bé nếu được người lớn nuôi dưỡng.
- Trong quá trình xây dựng và duy trì khả năng đồng cảm của bé, thầy cô và cha mẹ nên tôn trọng cá tính và làm mẫu cho trẻ cách thể hiện sự đồng cảm, thấu hiểu và quan tâm. Chúng ta có thể bắt đầu phản hồi với hành vi không thích hợp của trẻ khi nói: “Cha/mẹ/cô rất tiếc khi con chọn làm thế”, để cho trẻ thấy chúng ta đang quan tâm đến cảm giác của trẻ và đồng cảm vì trẻ đang ở trong tình thế khó khăn. Chúng ta cũng có thể chỉ ra hành vi không thích hợp của trẻ gây tác động tới người khác khi hỏi: “Con nghĩ rằng Andy sẽ thấy thế nào khi con ép bạn không được chơi tiếp nhỉ?”
- Ngược lại nếu chúng ta phản ứng giận dữ với hành vi không thích hợp ở trẻ sẽ ăn mòn khả năng đồng cảm của trẻ. Như vậy chúng ta đang dạy trẻ hành xử mà không hề suy nghĩ tới cảm giác của người khác. Trên thực tế nếu chúng ta quan tâm nhiều tới trẻ thì khả năng đồng cảm sẽ tăng lên, ngược lại sẽ giảm đi. Trẻ không có khả năng đồng cảm thì sẽ không thể học cách chia sẻ đồ chơi và vui chơi hoà hợp với các bạn, sẽ phản ứng giận dữ và bạo lực đối với nghịch cảnh và không chịu trách nhiệm với hành động của mình.
- Sự đồng cảm luôn là một yếu tố chủ chốt để xem trẻ có thể hoà hợp với người khác hay không. Vậy nên bồi dưỡng khả năng đồng cảm với trẻ là rất quan trọng, giúp trẻ cảm nhận được những điều mà người khác đang trải qua và trở thành một phần của cộng đồng. Đó là sự tương tác qua lại giữa cho và nhận. Khi trẻ biết cư xử đồng cảm với những người bạn trong nhóm của trẻ, trẻ sẽ nhận được sự cảm thân nên chúng cảm thấy an toàn.
- Những đứa trẻ có khả năng đồng cảm cũng sẽ phát triển ý thức về sự công bằng. Đối với trẻ, việc bạn nào bị bài trừ hỏi nhóm bởi màu da, ngôn ngữ, kích cỡ cơ thể hoặc quần áo là vô cùng độc đoán và thiếu công bằng.
“Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà người ta có thể sử dụng để thay đối cả thế giới ” - Mandela
07:47 27/07/2022
TS Đỗ Thiện Hải, Phó Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới trẻ em (Bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết cả COVID-19 và bệnh cúm mùa đều có thể biểu hiện các mức độ triệu chứng khác nhau, từ không triệu chứng đến các triệu chứng nghiêm trọng.
Các triệu chứng phổ biến mà COVID-19 và bệnh cúm đều có bao gồm: sốt hoặc cảm thấy nóng/ớn lạnh, ho, khó thở, mệt mỏi, viêm họng, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, đau cơ hoặc đau nhức cơ thể, đau đầu, nôn mửa và tiêu chảy, thay đổi hoặc mất vị giác/khứu giác (phổ biến hơn ở COVID-19).
Vì một số triệu chứng của bệnh cúm, COVID-19 và các bệnh đường hô hấp nói chung là tương tự nhau, nên không thể phân biệt cúm thường và COVID nếu chỉ dựa trên các triệu chứng. Chỉ có xét nghiệm sinh học mới có giá trị chuẩn đoán chính xác tác nhân gây bệnh. Thậm chí một người có thể bị nhiễm cả bệnh cúm và COVID-19 cùng một lúc, do đó có các triệu chứng của cả hai.
Trong 3 triệu chứng phổ biến và rõ ràng nhất của COVID-19 là sốt, ho khan và khó thở, chỉ có khó thở là không liên quan đến cảm lạnh hay cúm. Tuy nhiên, những người tiêm vaccine phòng COVID-19 đủ liều nếu nhiễm bệnh có thể sẽ không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ và càng ngày càng giống như cảm cúm. Do đó, nếu muốn phân biệt cúm và COVID-19 cũng cần phải xem xét đến yếu tố dịch tễ.
Ngoài ra, mất khứu giác là dấu hiệu được báo cáo sớm nhất và phổ biến liên quan đến SARS-CoV-2, đồng thời là dấu hiệu để phát hiện người mắc COVID-19 hiệu quả hơn so với các triệu chứng như sốt và ho.
Cúm là một căn bệnh tương đối phổ biến, lành tính nhưng vẫn có nguy cơ gây tử vong, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người già và người lớn có tình trạng sức khỏe mãn tính. Hầu hết những người khỏe mạnh bị cúm sẽ tự khỏi trong vài ngày đến 2 tuần, nhưng một số người sẽ gặp các biến chứng nặng, cần phải nhập viện. So với COVID-19, bệnh cúm thường gây nhiễm trùng thứ cấp do vi khuẩn hơn. Tiêu chảy cũng thường gặp ở trẻ nhỏ bị cúm hơn ở người lớn bị cúm.
Tuy nhiên, cúm thường với Corona virus đều có thể dẫn đến bệnh cảnh nặng và biến chứng, những đối tượng có nguy cơ cao nhất bao gồm: Người cao tuổi, những người bệnh nền, trẻ sơ sinh và trẻ em, phụ nữ mang thai.
Các biến chứng của COVID-19 và bệnh cúm bao gồm: viêm phổi, suy hô hấp, hội chứng suy hô hấp cấp tính, nhiễm trùng huyết, tổn thương tim (ví dụ: đau tim và đột quỵ), suy đa tạng (suy hô hấp, suy thận, sốc); tình trạng bệnh mãn tính trở nên nặng hơn (liên quan đến phổi, tim, hệ thần kinh hoặc bệnh tiểu đường); viêm tim, não hoặc các mô cơ; nhiễm trùng thứ phát.
So với bệnh cúm, COVID-19 có thể gây ra nhiều bệnh nghiêm trọng hơn ở một số người, thậm chí dẫn đến nhập viện và tử vong ngay cả ở những người khỏe mạnh. Một số người nhiễm COVID-19 sau khi xuất viện vẫn có thể có một số vấn đề sức khỏe hậu COVID hoặc hội chứng viêm đa hệ thống.
Một người có thể bị cúm, cũng như các bệnh đường hô hấp khác và COVID-19 cùng một lúc. Không giống như với SARS-CoV-2, người dân có khả năng miễn dịch tự nhiên đối với bệnh cúm sau nhiều năm tiếp xúc với các chủng virus cúm khác nhau. Tuy nhiên, cũng giống như SARS-CoV-2, virus cúm vẫn không ngừng đột biến, thay đổi, các chủng virus cúm mới xuất hiện luôn có khả năng gây dịch bệnh và thậm chí là đại dịch cúm.
Ngoài ra nếu khả năng miễn dịch của con người đối với bệnh cúm suy giảm trong thời kỳ đại dịch do ít phơi nhiễm, chúng ta có thể dễ mắc bệnh cúm hơn khi tiếp xúc với virus cúm. Mặc dù không biết chính xác thời gian, nhưng các chuyên gia dịch tễ học tại CDC cho biết người dân có thể dễ bị nhiễm virus hơn khi cúm mùa quay trở lại.
VTV
15:00 30/11/2020
Khi mới sinh ra, đứa trẻ nào cũng nhận được sự bao bọc kĩ càng của bố mẹ và những người thân yêu nhất. Gia đình là môi trường an toàn cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, cùng với thời gian, trẻ lớn lên cũng đồng nghĩa với việc sẽ tiếp xúc với nhiều môi trường khác nhau, ngoài môi trường gia đình. Trong khi đó, bố mẹ không thể lúc nào cũng ở bên trẻ 24/24 vì vậy cần dạy trẻ biết cách bảo vệ bản thân để trẻ nhận thức về những mối nguy hiểm hay các đối tượng nguy hiểm.
Bữa chính |
Nhà trẻ + Mẫu giáo | Cơm trắng |
Tôm rim thịt | ||
Bắp cải xào | ||
Canh củ thập cẩm nấu thịt | ||
Dưa hấu | ||
Bữa phụ |
Nhà trẻ + Mẫu giáo | Chè đậu xanh hạt sen Sữa bột Nuti |
Chiều | Nhà trẻ + Mẫu giáo | Sữa bột Nuti |