PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ ĐÔNG - HÀ NỘI
TRƯỜNG MẦM NON DƯƠNG NỘI
10:38 06/05/2024
Thực hiện theo kế hoạch năm học về tổ chức các chương trình sự kiện năm học 2023-2024, ngày 12/4 và 13/4 Trường mầm non Dương Nội đã tổ chức thành công chương trình “SIÊU TÀI NĂNG NHÍ”.
Thông qua chương trình, các bé được củng cố kiến thức, kỹ năng và rèn luyện phát triển toàn diện về các lĩnh vực: nhận thức, ngôn ngữ, thể chất, thẩm mỹ và tình cảm kỹ năng xã hội.
Ngày 12/4, các bé khối nhà trẻ đã rất xuất sắc với phần thực hiện kỹ năng xâu vòng. Các bé 3 tuổi khéo léo khi thực hiện kỹ năng gắp quả bông. Các bé 4 tuổi rất giỏi khi thực hiện kỹ năng gấp quần áo.
Ngày 13/4, các bé 5 tuổi tham gia phần thi Trạng nguyên nhí. Qua các câu hỏi trong các lĩnh vực khác nhau, các bé 5 tuổi đã thể hiện tài năng xuất sắc của bản thân. Bé Đặng Viết Hải Đăng đã vinh dự được nhà trường Vinh danh Trạng nguyên nhí năm học 2023-2024!
14:45 22/09/2023
Giáo dục phát triển nhận thức là tăng khả năng nhận biết, hướng suy nghĩ của trẻ tập trung vào các hoạt động : làm quen với toán, khám phá khoa học và khám phá xã hội.
Thông qua các hoạt động giúp trẻ nâng cao khả năng tư duy, góp phần vào sự phát triển toàn diện của trẻ sau này.
Với những giờ học làm quen với toán, khám phá trẻ được nhận biết, khám phá về đối tượng, đồng thời cô giáo còn củng cố kiến thức cho trẻ qua những trò chơi, ôn luyện kỹ năng vận động, kỹ năng tạo hình từ các trò chơi.
15:15 22/04/2023
Hoạt động khám phá khoa học giúp trẻ phát triển những kỹ năng nhận thức, kỹ năng xã hội, khả năng tìm tòi, quan sát, phân nhóm, phân loại, phán đoán, giải quyết vấn đề và đưa ra kết luận về các sự vật hiện tượng đã quan sát, tiếp xúc. Qua đó, hiểu biết của trẻ về đối tượng được củng cố và chính xác hơn, ngôn ngữ được phát triển. Trên cơ sở đó hình thành cho trẻ thái độ sống tích cực trong môi trường, trong đó mục tiêu phát triển kỹ năng là mục tiêu cơ bản!
09:03 20/03/2023
Một buổi trải nghiệm của các bé ở khu hướng nghiệp Kizciti thật vui và bổ ích đấy các bố mẹ ạ! Được tham gia cùng cô và các bạn tại khu hướng nghiệp, các con có những trải nghiệm lý thú khi được đóng vai: làm chú công an, chú bộ đội, bác sĩ, chú cứu hỏa, được khám phá những điều mới lạ về khoa học… Qua buổi trải nghiệm, đã giúp các con nhận thức, học thông qua thực hành, từ đó các con được củng cố sự hiểu biết về môi trường xã hội xung quanh, hình thành những kỹ năng, năng lực, phẩm chất và kinh nghiệm cho bản thân.
15:15 22/02/2023
Khám phá khoa học là một trong những hoạt động quan trọng đối với trẻ. Qua môn học giúp trẻ phát triển những kỹ năng nhận thức, kỹ năng xã hội, khả năng tìm tòi, quan sát, phân nhóm, phân loại , phán đoán và giải quyết vấn đề, chuyền tải ý kiến của mình và đưa ra kết luận về các sự vật hiện tượng đã quan sát...
Sau đây là 1 số hình ảnh môn học KPKH của các bé lớp A3 Trường mầm non Dương Nội
16:53 26/10/2022
Sự kỳ diệu của việc chơi với những nguyên vật liệu rời, sẵn có xung quanh trẻ đã mang lại khả năng sáng tạo về ý tưởng cho trẻ.
- Chỉ cần có bìa, bút, những cỏ cây, hoa lá...nhưng với trẻ là cả một kho báu để trẻ tạo ra một thế giới diệu kỳ.
- Giống như tất cả các trò chơi của trẻ , hoạt động này mang lại cho trẻ rất nhiều kỹ năng thể chất như cân bằng, nhận thức không gian, và ngôn ngữ, nó cũng hoạt động về tinh thần, nhận thức và các kỹ năng xã hội như đánh giá rủi ro, mô hình, lời nói và không bằng lời nói ... Trải nghiệm này cũng hỗ trợ sự thôi thúc tự nhiên của trẻ trong việc vận chuyển và định vị các vật thể...
11:19 16/07/2022
Trẻ em có thể học hỏi qua nhiều con đường khác nhau:
- Trẻ học bằng cách tự chơi và khám phá, nhận thức thế giới xung quanh bằng cách kết nối các giác quan và tri giác.
- Trẻ học hỏi thông qua kinh nghiệm sống hàng ngày.
- Trẻ còn học thông qua các giác quan. Và giác quan có vai trò rất lớn đối với việc hình thành và phát triển các chức năng trí tuệ của trẻ thông qua việc tri giác thế giới xung quanh bằng tất cả các kênh kết nối như: sờ nắn, nhìn, nghe, ngửi, nếm.
Chính vì vậy, việc phát triển các giác quan cho trẻ là một trong những yếu tố quan trọng ở trường mầm non như: Thị giác, thính giác, vị giác, khướu giác, xúc giác.
- Phát triển thị giác (khả năng nhìn): Gần 80% kiến thức về thế giới xung quanh được con người tiếp nhận thông qua đôi mắt. Do vậy việc phát triển khả năng nhìn sẽ giúp trẻ thu nhận được nhiều kiến thức xung quanh hơn.
- Phát triển thính giác (khả năng nghe): Những âm thanh trẻ nghe được sẽ quyết định về sắc thái tình cảm của trẻ trong các tình huống. Phát triển thính giác sẽ giúp trẻ học ngôn ngữ nói tốt hơn.
- Phát triển vị giác (khả năng cảm nhận qua lưỡi): cảm nhận vị ngọt, chua, mặn và đắng hoặc các cảm giác thức ăn qua lưỡi: ướt, khô, giòn, xốp, mềm, cứng, dai, cay, lạnh, nóng…
- Phát triển khứu giác (khả năng phân biệt mùi): phát triển khả năng cảm nhận thông qua mũi (thơm, hôi...), luyện thở bằng mũi: hít không khí vào mũi và thở ra bằng miệng…
- Phát triển xúc giác: Muốn xúc giác của trẻ nhanh nhạy và phản ứng linh hoạt cần có sự rèn luyện. Một số bài tập cảm nhận dành cho các con ở trường như:
– Luyện về cảm giác sờ, chạm nhiệt độ: nóng, lạnh
– Sờ vào đồ vật có độ trơn nhám, sần sùi, cứng, mềm...
– Sờ các loại trái cây và đoán xem trái đó như thế nào (mềm, cứng, gai…)
– Luyện về cảm giác cơ học: đau, buốt
– Phát triển khả năng thụ cảm: cảm nhận qua da.
Mời bố mẹ cùng xem một số hình ảnh các bé đang khám phá hoa loa kèn nhé.!
11:48 10/06/2022
Ngày 28/05/2022 UBND quận Hà Đông phối hợp với công an quận và phòng giáo dục đào tạo thực hiện thí điểm mô hình " Hè an toàn, vạn niềm vui" tại trường tiểu học Lê Quý Đôn.- Thông qua hoạt động trải nghiệm thực tế đã giúp học sinh nâng cao nhận thức, ý thức PCCC và CNCH và được trang bị các kỹ năng: Kỹ năng thoát nạn, kỹ năng xử lý cháy ban đầu, kỹ năng sử dụng bình chữa cháy, kỹ năng cứu người bị nạn, kỹ năng sơ cứu người bị nạn ở trên cạn và dưới nước, phương pháp xử lý khi gặp tình huống nguy hiểm dưới nước....Sau đây là một số hình ảnh trải nghiệm thực tế của học sinh trong buổi thí điểm mô hình " Hè an toàn, vạn niềm vui"
17:09 11/05/2022
Sáng ngày 10/05/2022, trường mầm non Dương Nội đã tổ chức chuyên đề cấp trường tổ mẫu giáo 5-6 tuổi về “ Đổi mới tổ chức hoạt động giáo dục lĩnh vực nhận thức” do cô giáo Trần Thị Nhài thực hiện.Về dự chuyên đề có các đồng chí trong BGH nhà trường cùng đại diện giáo viên các nhóm, lớp.
15:59 14/09/2021
* Trẻ em cần phải được giáo dục về kĩ năng nhận thức được những rủi ro liên quan đến điện. - Các bậc cha mẹ ngay hôm nay hãy hành động để tránh những sự cố đáng tiếc xảy ra ảnh hưởng đến sức khoẻ và sự an toàn của trẻ :
➡️ Kiểm tra lại các thiết bị điện trong nhà, đảm bảo các dây điện không hở và tránh xa khí hoặc bất kì nguồn nhiệt nào khác.
➡️ Dạy trẻ nhận biết những vật dụng, chất liệu có thể dẫn điện gây giật điện nguy hiểm đến tính mạng : như các vật dụng bằng kim loại, nước…và các chất liệu có khả năng cách điện như : vải, nhựa, gỗ…để hỗ trợ xử lí sự cố về điện.
➡️ Không sử dụng thiết bị điện khi tay ướt: như dùng tay ấn nồi cơm điện, bật quạt,...
➡️ Không được chạm tay vào dây điện nứt, ổ điện hở,...
➡️ Không tự ý dùng bất cứ vật gì tác động vào ổ cắm, nguồn điện của các thiết bị điện.
➡️ Khi gặp sự cố về điện như chập điện, cháy, nổ.. Trẻ cần tránh xa thật nhanh và hô to, tìm ngay sự hỗ trợ từ người lớn.
➡️ Khi thấy người khác có khả năng bị điện giật không chạy ngay vào cứu bởi cơ thể mình cũng dẫn điện và sẽ bị điện giật cùng, trẻ phải tìm cách ngắt nguồn điện an toàn và gọi người lớn hỗ trợ.
➡️ Để đảm bảo an toàn, cần lắp đặt những thiết bị điện ở xa tầm với của trẻ, tránh sự tiếp xúc gần dễ xảy ra những sự cố. Cha mẹ cũng cần chủ động sử dụng những thiết bị điện thông minh, chuyên dụng có khả năng tự ngắt, hay dùng những thiết bị có nắp che phần ổ cắm cũng như để những món đồ nguy hiểm tránh xa tầm tay trẻ em. Ngoài ra, với các thiết bị điện trong nhà, cha mẹ nên sử dụng những biểu tượng cảnh báo để tạo thói quen cho trẻ nhỏ.✅
Những lưu ý khi sơ cứu trẻ bị điện giật:
- Tuyệt đối không để nạn nhân bị ngã và gây ra tổn thương nghiêm trọng hơn.
- Không được chạm vào nạn nhân khi chưa ngắt nguồn điện, không được dùng tay không để kéo nạn nhân ra khỏi nguồn điện vì có thể bạn sẽ bị điện giật.
- Phải giữ cho mình một tâm thái thật bình tĩnh, tránh hoảng loạn để đảm bảo sơ cứu an toàn cho nạn nhân.
Trên đây là những thông tin bổ ích cho những gia đình đang có trẻ nhỏ. Việc thường xuyên nhắc nhở, dạy trẻ những thông tin trên là cách tốt nhất để hạn chế những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.
Chúng ta hãy dành cho con trẻ môi trường học tập an toàn và trang bị cho con những kỹ năng cần thiết nhất trong cuộc sống
15:00 30/11/2020
Khi mới sinh ra, đứa trẻ nào cũng nhận được sự bao bọc kĩ càng của bố mẹ và những người thân yêu nhất. Gia đình là môi trường an toàn cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, cùng với thời gian, trẻ lớn lên cũng đồng nghĩa với việc sẽ tiếp xúc với nhiều môi trường khác nhau, ngoài môi trường gia đình. Trong khi đó, bố mẹ không thể lúc nào cũng ở bên trẻ 24/24 vì vậy cần dạy trẻ biết cách bảo vệ bản thân để trẻ nhận thức về những mối nguy hiểm hay các đối tượng nguy hiểm.
Bữa chính |
Nhà trẻ + Mẫu giáo | Cơm trắng |
Trứng thịt đảo bông | ||
Su su, cà rốt xào | ||
Canh thịt nấu chua | ||
Sữa chua | ||
Bữa phụ |
Nhà trẻ + Mẫu giáo | Cháo thịt bò củ quả + Dưa hấu |
Chiều | Nhà trẻ + Mẫu giáo | Sữa bột Nutifood |